Việc thực hiện khám sức khỏe định lỳ cho nhân viên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người lao động và cho cả phía bên người sử dụng lao động. Qua việc thực hiện khám sức khỏe của người lao động sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe để kịp thời chữa trị, lúc này cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ an toàn lao động và sản xuất. Bên cạnh đó, qua việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình trạng sức khỏe của người lao động để sắp xếp họ vào vị trí làm việc phù hợp. Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên năm 2023 tại nội dung bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên năm 2023
Khám sức khỏe cho người lao động thường xuyên giúp cho người sử dụng lao động đánh giá được mức độ phù hợp về sức khỏe của người lao động với công việc đang thực hiện; qua đó nếu phát hiện được bệnh tiềm tàng phát sinh do tiếp xúc môi trường nghề nghiệp thì kịp thời chữa trị. Chi tiết quy định về việc khám sức khỏe định kỳ như sau:
Căn cứ Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động
…
Theo đó người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 1 lần cho người lao động.
Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần.
Như vậy theo quy định trên thì người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là khám những gì?
Xã hội càng phát triển, việc chăm sóc sức khỏe ngày càng được quan tâm. Mô hình bệnh tật cũng thay đổi. Ngoài các bệnh cấp tính, những bệnh lý nhiễm trùng thường gặp, thì những căn bệnh diễn tiến thầm lặng như bệnh lý tim mạch, các bệnh lý chuyển hóa ngày càng nhiều. Đối với những căn bệnh này, việc phát hiện sớm rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa. Theo đó mà pháp luật có quy định về việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, chi tiết việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là khám các nội dung như sau:
Căn cứ Thông tư 14/2013/TT-BYT, khi khám sức khỏe định kỳ, người lao động sẽ được khám các nội dung sau:
(1) Khám thể lực bao gồm đo chiều cao, cân nặng, huyết áp.
(2) Khám lâm sàng được diễn ra với các nội dung như sau:
– Khám nội khoa bao gồm: tuần hoàn, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh, cơ xương khớp, tâm thần.
– Khám mắt: Kiểm tra thị lực hai mắt, các bệnh về mắt.
– Khám tai – mũi – họng: Kiểm tra thính lực hai tai, thăm khám mũi, họng để phát hiện các bệnh lý liên quan.
– Khám răng – hàm – mặt: Giúp phát hiện sớm các bệnh về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu… và các bệnh vùng hàm, mặt.
– Khám da liễu: Phát hiện các rối loạn, bệnh lý về da như viêm da, dị ứng, nhiễm trùng da do vi-rút, vi khuẩn, nấm,…
– Khám phụ khoa (áp dụng với lao động nữ): Khám tầm soát các bệnh lý phụ khoa như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, viêm nhiễm sinh dục,…
(3) Khám cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, kiểm tra tim phổi…
Ngoài những nội dung trên, doanh nghiệp có thể xem xét mở rộng chuyên khoa khám bệnh và xét nghiệm để kiểm tra kỹ sức khỏa cho người lao động
Không tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên, doanh nghiệp có bị phạt?
Như đã đề cập, việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Nếu tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Theo quy định này, mức phạt đối với người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ phụ thuộc vào số lượng nhân viên không được khám sức khỏe định kỳ với phạt từ 01 – 03 triệu đồng/người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Lưu ý, đây là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với mức từ 02 – 06 triệu/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng (Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Vấn đề “Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 chi phí khám sức khỏe và điều trị bệnh cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả và được hạch toán vào chi phí này sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp. Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tác hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động không tốt. Bệnh nghề nghiệp là đối tượng ngăn ngừa của lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ đều đặn 1-2 lần/năm để tầm soát các vấn đề sức khỏe hoặc tầm soát ung thư đối với những người có nguy cơ cao. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần còn tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình.