Thương tật được hiểu là những dị tật được cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác định sau khi vết thương đã được điều trị. Nhiều người thường sẽ có sự nhầm lẫn giữa thương tật và thương tích, thương tích được biết đến là tình trạng vết thương khi xảy ra tai nạn hay do các hành vi phạm tội gây ra. Vậy quy định về việc trợ cấp thương tật sẽ như thế nào? Tỷ lệ thương tật hưởng bảo hiểm xã hội năm 2023 là bao nhiêu? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015
Quy định về trợ cấp thương tật như thế nào?
Trợ cấp thương tật là khoản trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, theo quy định của pháp luật.
Trợ cấp thương tật thường là một nội dung cơ bản trong các quy định bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có nhiều công ước về vấn đề này như các công ước số 37 (năm 1933), số 128 (năm 1967)…
Ở Việt Nam, chế độ trợ cấp thương tật được quy định từ những năm 50 thế kỉ XX, gắn bó chặt chẽ với chế độ bảo hiểm xã hội. Trước đây, trợ cấp thương tật chỉ áp dụng đối với công nhân, viên chức nhà nước, nay được mở rộng cho mọi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, mất sức lao động vì bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay là gì?
Tai nạn lao động là điều mà không lao động nào mong muốn. Tai nạn lao động đã được định nghĩa trong luật, cụ thể là tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định cụ thể về khái niệm tai nạn lao động như sau: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Vậy muốn được hưởng chế độ tai nạn lao động cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy doanh nghiệp cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Trên đoạn đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và cung đường hợp lý;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Không thanh toán các chế độ bảo hiểm cho người lao động:
– Do mâu thuẫn của chính mình với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
– Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
– Sử dụng ma túy, chất gây nghiện trái quy định.
Tỷ lệ thương tật hưởng bảo hiểm xã hội năm 2023 là bao nhiêu?
Theo Điều 9 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH, căn cứ tình trạng, mức độ thương tật và mức suy giảm khả năng lao động mà người lao động được nhận các khoản trợ cấp khác nhau. Công thức tính của từng loại trợ cấp được xác định như sau:
Trợ cấp 1 lần
(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5 – 30%)
Mức trợ cấp 1 lần | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động |
= | {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} | + | {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L} |
Trong đó:
– Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
– m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
– L: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
– t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
Trợ cấp hàng tháng
(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên)
Mức trợ cấp hàng tháng | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động |
= | {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} | + | {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L} |
Trong đó:
– Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
– m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
– L: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
– t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
Trợ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Người bị tai nạn lao động bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.
Trợ cấp phục vụ
(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần)
Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng | = | Mức lương cơ sở |
Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị
(Áp dụng với người trở lại làm việc sau điều trị ổn định thương tật mà sức khỏe chưa phục hồi)
Mức trợ cấp mỗi ngày | = | 30% | x | Mức lương cơ sở |
Lưu ý:
Người lao động được nghỉ chế độ từ 05 – 10 ngày:
– Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%;
– Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.
Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Người bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng.
Trợ cấp phục vụ
(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần)
Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng = Mức lương cơ sở
Đây là khoản phụ cấp tăng thêm ngoài khoản trợ cấp hàng tháng nêu trên.
Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị
Mức trợ cấp mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Trong đó: Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc sau điều trị mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 – 10 ngày:
– Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%;
– Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tỷ lệ thương tật hưởng bảo hiểm xã hội năm 2023 là bao nhiêu?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Câu hỏi thường gặp:
Thủ tục giám định thương tật là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích hoặc tổn thương cơ thể của một người bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật. Kết quả giám định về tỉ lệ thương tật của cá nhân là cơ sở để xác định việc một hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm và là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường cho người bị hại.
Việc kết luận giám định tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi tiến hành thủ tục giám định thương tật tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập như sau:
Viện pháp y của Bộ Y tế, Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an;
Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y Tế hoặc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y Tế;
Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.
– Thông thường thời hạn giám định không quá 01 tháng đối với trường hợp nguyên nhân chết người;
– Không quá 09 ngày đối với trường hợp liên quan đến tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
– Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn nêu trên thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.