Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn gửi câu hỏi nhờ luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là hiện nay tôi đang mang thai, tôi làm việc trong một doanh nghiệp tại Bắc Ninh và có tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, người bạn của tôi nói rằng trong thời gian mang thai sẽ được nghỉ khám thai và hướng chế độ bảo hiểm, tôi thắc mắc không biết rằng khi khám thai sản có được hưởng bảo hiểm không? Và trong thời gian mang thai thì được nghỉ làm đi khám thai bao nhiêu lần? Rất mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. LSX sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung sau, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Mức hưởng bảo hiểm y tế cho bà bầu
BHYT dành cho bà bầu quy định rất nhiều các chế độ cũng như quyền lợi khi khám thai tại các cơ sở y tế công lập. Do đó sẽ được hỗ trợ rất nhiều về chi phí khi sinh nở hoặc khi khám thai định kỳ đối với bà bầu. Khám thai vừa là nhu cầu, vừa giúp đảm bảo tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Việc thăm khám được thực hiện định kỳ tại các cơ sở y tế cũng được BHYT thanh toán theo quy định.
Các quy định pháp luật xác định quyền lợi, chế độ riêng cho bà bầu khi khám thai. Bà bầu có mức hưởng BHYT theo quy định tại Khoản 1, Điều 22, Luật BHYT và Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Cụ thể mức hưởng của bà bầu trong phạm vi được hưởng như sau:
Khi khám chữa bệnh đúng tuyến:
Khám chữa bệnh đúng tuyến là việc thăm khám tại cơ sở y tế ghi trên thẻ BHYT. Việc thăm khám ở tuyến quận, huyện giúp đảm bảo chất lượng, phân bố nguồn lực. Do đó, việc xác định đối tượng, điều kiện và quyền lợi được hưởng của người tham gia BHYT là khác nhau.
Các mức hưởng căn cứ trên đối tượng là ai, thuộc nhóm nào. Tùy thuộc vào nhóm đối tượng khác nhau mà quyền lợi được nhận cũng khác nhau. Theo đó:
– Các đối tượng sau đây được hưởng 100% chi phí:
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an nhân dân; Đây là các đối tượng thuộc biên chế nhà nước, được hưởng các quyền lợi và chế độ bảo hiểm theo quy định.
+ Người có công với cách mạng.
+ Người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
+ Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, tại xã đảo, huyện đảo,… Việc chi trả 100% của bảo hiểm giúp họ tìm đến các cơ sở y tế thăm khám, điều trị, đảm bảo sức khỏe, các điều kiện vật chất và tinh thần.
– Các trường hợp được hưởng 100% chi phí:
+ Tổng chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở. Được áp dụng đối với tất cả chủ thể tham gia BHYT, có giới hạn về chi phí cho một lần thăm khám thai.
+ Người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến; Quy định này thể hiện quyền lợi của người có thời gian tham gia BHYT ổn định lâu dài. Từ đó thúc đẩy mọi người tham gia BHYT để đảm bảo chất lượng tiếp cận dịch vụ từ lĩnh vực y tế.
+ Khám chữa bệnh ở tuyến xã tại các trạm y tế;
Ngoài ra, luật cũng có quy định khác đối với các chế độ hưởng chi phí không tuyệt đối.
– Các đối tượng được hưởng 95% chi phí:
+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng, vợ/chồng/con của liệt sỹ, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí;
+ Người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
– Hưởng 80% chi phí với các đối tượng khác tham gia Bảo hiểm y tế và được hưởng quyền lợi theo quy định.
Khi khám, chữa bệnh không đúng tuyến:
Hiện nay, Bảo hiểm y tế đã chi trả nhiều quyền lợi hơn cho người khám, chữa bệnh trái tuyến nói chung. Trong đó người hưởng chế độ thai sản, khám thai cũng không ngoại lệ. Trong trường hợp bà bầu tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được tính trên mức hưởng của loại thẻ BHYT theo tỷ lệ sau:
– Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú khi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương;
– Hưởng 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước;
– Hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
Do đó mà bà bầu có thể cân nhắc các cơ sở y tế khác nhau để thuận tiện đi lại, đảm bảo chất lượng phục vụ. Theo quy định này, người dân hoàn toàn có thể thăm khám, điều trị tại các cơ sở y tế thuộc tuyến huyện hoặc tỉnh. Từ đó vừa đảm bảo tính thuận tiện trong nhu cầu, chất lượng dịch vụ thăm khám, điều trị đối với bà bầu nói riêng.
Trong thời gian mang thai thì được nghỉ làm đi khám thai bao nhiêu lần?
Để đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã quy định rất cụ thể về những quyền lợi dành cho nhóm đối tượng này. Nhiều thắc mắc rằng trong thời gian mang thai thì được nghỉ làm đi khám thai bao nhiêu lần? Chi tiết nội dung này được pháp luật quy định như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Như vậy, theo quy định này lao động nữ sẽ được hưởng chế độ đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Khám thai sản có được hưởng bảo hiểm không?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy khi khám thai sản có được hưởng bảo hiểm không?
Tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.”
Như vậy, theo quy định này, người lao động sẽ không được nhận lương từ người sử dụng lao động mà được nhận tiền chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả. Mức hưởng một ngày bằng mức hưởng chế độ thai sản một tháng chia cho 24 ngày. Cụ thể: Mức hưởng = (MBQ 6 tháng / 24 ngày) x 100% x Số ngày nghỉ
Trong đó:
+ MBQ 6 tháng : Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
+Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức tiền lương bình quân được tính trên số tháng đã đóng.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Khám thai sản có được hưởng bảo hiểm không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về tách thửa đất ở. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Có được ủy quyền đăng kí thành lập doanh nghiệp?
- Mẫu biên bản đối thoại định kỳ của doanh nghiệp mới 2023
- Quy định trích quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là Không. Theo quy định tại khoản 3 điều 137 bộ luật lao động thì “. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Lao động nữ mang thai;
Lao động nữ sinh con;
Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.