Mức đóng bhxh của cán bộ công chức năm 2023 là bao nhiêu?

bởi Nguyễn Tài
Mức đóng bhxh của cán bộ, công chức năm 2023 là bao nhiêu?

Hiện nay theo quy định hiện hành để đảm bảo thu nhập hay thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi không may họ gặp phải những rủi ro lao động thì bảo hiểm xã hội được xây dựng, với ý nghĩa an sinh quan trọng. Bảo hiểm xã hội được thực hiện dưới hình thức khác nhau như tự nguyện hoặc bắt buộc dựa trên quy định của pháp luật. Nhiều bạn đọc thắc mắc và gửi câu hỏi đến LSX rằng hiện nay mức đóng bhxh của cán bộ công chức năm 2023 là bao nhiêu? Việc đóng BHXH sẽ mang lại những lợi ích gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại nội dung bài viết sau đây:

Căn cứ pháp lý

Luật bảo hiểm xã hội 2014

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội( Tại Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

Tại Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng có quy định về các loại bảo hiểm xã hội như sau:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

–  Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Như vậy, Mục đích của Bảo hiểm xã hội là để giảm thiểu các rủi ro cho con người trong một số trường hợp nhất định và hưởng các ưu đãi của pháp luật trong các trường hợp khó khăn hay ưu đãi trong khi sử dụng các loại bảo hiểm xã hôi. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải dựa trên các quy định mà pháp luật đề ra.

Mức đóng bhxh của cán bộ, công chức năm 2023 là bao nhiêu?

Mức đóng bhxh của cán bộ, công chức năm 2023 là bao nhiêu?

Mức đóng BHXH của công chức, viên chức   =   Tỷ lệ đóng BHXH   X    Tiền lương tháng tính đóng BHXH

Về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTNLĐ, BNN, bảo hiểm thất nghiệp:

Trong năm 2023, không có sự thay đổi về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việcCán bộ, công chức
BHXHBHTNBHYTBHXHBHTNBHYT
HTÔĐ-TSTNLĐ-BNNHTÔĐ-TSTNLĐ-BNN
14%3%0.5%1%3%8%1%1.5%
21.5%10.5%
Tổng cộng 32%

Cụ thể: Cán bộ, công chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT.

Còn viên chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT và 1% tiền bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH của cán bộ, công chức là 9,5% còn viên chức là 10,5%.

Về tiền lương tháng đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ, công chức là những người hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nên theo Khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hằng tháng của cán bộ được xác định như sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH của cán bộ, công chức = Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm + Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)

Trong đó:

Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm = Hệ số lương x Mức lương cơ sở;

Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa của cán bộ, công chức = 20 x Mức lương cơ sở;

Người nào có thu nhập tính đóng BHXH cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì cũng chỉ tính đóng BHXH theo mức lương tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.

Từ ngày 01/7/2023, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP nên tiền lương tháng tính đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng theo.

Do tăng tiền lương tháng tính đóng BHXH nên mức đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2023 cũng sẽ tăng theo.

Ví dụ: Công chức loại A1 có hệ số lương là 3.00. Từ ngày 01/7/2023, áp dụng lương cơ sở mới (1.800.000 đồng) nên tiền lương của công chức này là 5.400.000 đồng.

Như vậy thì tiền lương tính đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng lên từ 01/7/2023.

Mức đóng BHXH của người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Theo quy định, hằng tháng, cán bộ không chuyên trách ở cấp xã phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế với tổng tỷ lệ 9,5%. Cụ thể mức đóng của từng loại bảo hiểm này được quy định như sau:

Theo điểm i khoản 2 Điều 2 Luật BHXH 2014, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do đó, căn cứ khoản 1 Điều 85 Luật BHXH, hằng tháng, cán bộ không chuyên trách cấp xã sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội với mức sau:

Mức đóng BHXH = 8% x Mức lương cơ sở

Theo Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế và khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hằng tháng, cán bộ không chuyên trách cấp xã sẽ phải đóng bảo hiểm y tế với mức sau:

Mức đóng BHYT = 1,5% x Mức lương cơ sở

Hiện hành mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng, và từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng.

Như vậy, từ ngày 01/7/2023, mức đóng BHXH của người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ tăng lên.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mức đóng bhxh của cán bộ, công chức năm 2023 là bao nhiêu?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ phí bao nhiêu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?

Bảo hiểm xã hội gồm có 2 loại hình là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Căn cứ theo Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội 2014; khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc được hiểu như sau: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia”

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Hiện nay phương thức đóng BHXH như thế nào?

Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
+ Hằng tháng;
+ 03 tháng một lần;
+ 06 tháng một lần;
+ 12 tháng một lần;
+ Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm