Bằng lái xe (giấy phép lái xe) là thủ tục hành chính bắt buộc để được điều khiển phương tiện giao thông kha tham gia giao thông. Nếu bạn quên thông tin giấy phép lái xe của mình hoặc cần xác minh rằng giấy phép lái xe có phải là thật hay không thì có thể tra cứu lại. Nhưng nếu không nhớ số giấy phép lái xe thì phải làm như thế nào để tra cứu. Vậy không nhớ số giấy phép lái xe tra cứu như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Các loại giấy phép lái xe hiện nay
Các loại bằng lái xe hiện nay bao gồm:
– Hạng A1 cấp cho:
+ Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
+ Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
– Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
– Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
– Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
– Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.
– Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
– Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
– Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
– Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
– Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
+ Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
+ Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
+ Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
+ Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
– Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định của hạng D và hạng E. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.
Tại sao phải tra cứu giấy phép lái xe?
Giấy phép lái xe (GPLX) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông Vận tải hoặc Sở Giao thông vận tải tại địa phương cấp cho những cá nhân đã thi sát hạch lái xe. Giấy phép lái xe là bằng chứng, chứng minh đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông.
Tuy nhiên, có rất nhiều giấy phép lái xe bị làm giả bởi các đối tượng có mưu đồ xấu hoặc thu lời bất chính. Do vậy:
Việc tra cứu số giấy phép lái xe sẽ giúp cho chủ phương tiện cùng các cơ quan chức năng có thể kiểm tra và đối chiếu thông tin trên giấy phép lái xe xem có phù hợp với cơ sở dữ liệu của Tổng cục đường bộ Việt Nam hay không. Giúp cho chủ phương tiện có thể kiểm tra thông tin trên giấy phép lái xe của mình có chính xác hay không. Nếu thông tin không chính xác thì có thể tiến hành đính chính và sửa chữa.
Bên cạnh đó, khi có số giấy phép lái xe thì chủ phương tiện hoặc cơ quan chức năng có thể phát hiện các bằng lái xe giả. Hoặc một số trường hợp bằng lái xe bị sai thông tin, từ đó có thể tiến hành chỉnh sửa một cách nhanh chóng, kịp thời.
Không nhớ số giấy phép lái xe tra cứu như thế nào?
Kiểm tra giấy phép lái xe bằng căn cước công dân
Bước 1: Tải ứng dụng VNEID về điện thoại của mình.
Bước 2: Mở ứng dụng VNEID, tiến hành Đăng nhập. Nếu chưa có tài khoản, nhấn Đăng ký. Sau đó chọn Quét mã.
Bước 3: Hướng camera vào mã QR trên thẻ căn cước công dân để quét. Vuốt lên để mở thông tin Giấy phép lái xe của mình.
Tra cứu bằng trang gplx.gov.vn
Bước 1: Truy cập vào link: gplx.gov.vn trên điện thoại hoặc máy tính.
Bước 2: Tiếp đó nhập đầy đủ các thông tin của chủ giấy phép lái xe rồi Nhấn nút Tra cứu giấy phép lái xe.
Chọn loại giấy phép lái xe tương ứng với bằng lái xe của bạn, gồm: giấy phép lái xe PET (có thời hạn), giấy phép lái xe PET (không thời hạn), giấy phép lái xe cũ (làm bằng giấy bìa) tương ứng với bằng lái được cấp trước 7/2013.
Số giấy phép lái xe: dãy số được ghi trên giấy phép lái xe.
Ngày/tháng/năm sinh: nhập ngày, tháng, năm sinh ghi trên giấy phép lái xe. Mã bảo vệ: gồm 6 chữ số.
Bước 3: Nếu trang web hiện ra bảng thông tin tra cứu giấy phép lái xe và những thông tin đó giống với nội dung ghi trên giấy phép lái xe thì bằng lái xe đó là thật và ngược lại.
Bước 4: Nếu trang web hiện ra thông báo Có lỗi. Không tìm thấy thông tin giấy phép lái xe trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe quốc gia thì có thể gặp phải 1 trong các trường hợp sau: Nhập sai thông tin, thông tin chưa kịp cập nhật lên hệ thống hoặc có thể giấy phép lái xe đó là giả.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Không nhớ số giấy phép lái xe tra cứu như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe máy
Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
(Điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Không mang bằng lái xe sẽ bị phạt. Cụ thể:
Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe máy
Người điều khiển xe mô tô (xe máy) và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo bằng lái xe thì bị phạt phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
(Điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe ô tô
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
(Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)