Xin chào Luật sư X. Tôi có một vấn đề vướng mắc rất mong được giải đáp. Vợ chồng tôi có hai người con trai. Mới đây, chồng tôi không may qua đời. Trước khi chết, chồng tôi đã nói để lại toàn bộ tài sản gia đình cho con trai đầu với sự chứng kiến của nhiều người. Vậy di chúc miệng này đã được coi là đúng pháp luật hay chưa? Và di chúc miệng hợp pháp cần những điều kiện gì? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Phòng tư vấn Luật thừa kế của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế nào là di chúc miệng?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự quy định:
“Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng“.
Như vậy, di chúc miệng (hay còn gọi là chúc ngôn) là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết.
Di chúc miệng hợp pháp cần những điều kiện gì?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự thì:
- Di chúc miệng được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng; không thể lập di chúc viết được (bị bệnh sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết…).
- Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên; hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ kí hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
- Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống; minh mẫn, sáng suốt thì di chúc đó bị hủy bỏ (theo Khoản 2 Điều 629 Bộ luật Dân sự).
Xem thêm: Di chúc bằng miệng có hiệu lực khi nào?
Do đó, với trường hợp của bạn thì chúng tôi tư vấn như sau:
Trong trường hợp của bạn, do bạn không cung cấp cụ thể thông tin ý chí của người chồng về việc định đoạt di sản. Tức là, những người làm chứng có ghi chép lại bằng văn bản và đem đi công chứng trong 05 ngày hay không? Nếu đảm bảo các điều kiện trên thì di chúc miệng được coi là hợp pháp; và được sử dụng làm căn cứ phân chia di sản người chồng để lại. Trường hợp không đảm bảo những điều kiện trên thì không được coi là hợp pháp. Vậy phần tài sản thuộc sở hữu của người chồng sẽ được chia thừa kế theo pháp luật; và chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chồng là bố mẹ, vợ và hai người con. Theo đó, khi chia thừa kế, “những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau” nên phần di sản của người chồng sẽ được chia làm 3 phần bằng nhau cho vợ và hai người con.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư thừa kế: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
– Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
– Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch;
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến giao dịch mà pháp luật quy định phải có:
– Bản sao di chúc;
– Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch:
+ Cá nhân là người Việt Nam cư trú trong nước: hộ khẩu;
+ Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: có các giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật về quốc tịch như: Giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam; Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam, đăng ký công dân, các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam…;
+ Cá nhân nước ngoài: có giấy tờ theo quy định pháp luật, thể hiện việc được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
– Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi: giấy khám sức khỏe/tâm thần;
– Chứng minh nhân dân của người làm chứng/ người phiên dịch (trong trường hợp cần phải có người làm chứng/ người phiên dịch);
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến văn bản yêu cầu chứng nhận mà pháp luật quy định phải có;
– Đối với trường hợp văn bản được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: ngoài thành phần nêu trên thì kèm theo Dự thảo văn bản.