Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội một lần là gì?

bởi Nguyen Duy
Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội một lần là gì

Bảo hiểm xã hội từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với người lao động hiện nay, mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ tùy thuộc vào mức thu nhập của người lao động và tùy theo vùng sẽ có các mức khác nhau. Tuy nhiên, trong nền kinh tế có nhiều biến động thì việc điều chỉnh lại mức đóng là điều cần thiết để phù hợp. Vậy tiền trượt giá bảo hiểm xã hội một lần là gì? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội một lần là gì?

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là tên gọi khác của mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội cũng có thể hiểu là hệ số giúp tạo ra được sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước đó.

Hệ số trượt giá là sự bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền. Do đó, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội đồng thời giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát dẫn đến mất giá đồng tiền thì mức tiền lương và thu nhập đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá BHXH.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh

Đối với người tham gia BHXH bắt buộc

Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t = Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%

Trong đó:

– t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

– Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội một lần là gì

Thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng là người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm X Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Năm20082009201020112012201320142015
Mức điều chỉnh2,011,881,721,451,331,251,201,19
Năm2016201720182019202020212022 
Mức điều chỉnh1,161,121,081,051,021,001,00

Theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH áp dụng mức điều chỉnh mới từ ngày 1/1/2022 và thay thế Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH. Theo mức điều chỉnh mới có thể thấy hệ số trượt giá BHXH năm 2022 đã tăng so với năm trước ở hầu hết các năm. Nhờ đó, mức lương của người lao động cũng theo đó mà được nâng lên đáng kể.

Khi nào người tham gia bảo hiểm được nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội 1 lần?

Hiện nay, pháp luật bảo hiểm xã hội chưa quy định cụ thể về thời điểm nhận tiền trượt giá. Tuy nhiên, tại công thức tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định thì tiền trượt giá được tính vào số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần. Vậy khi nào người tham gia bảo hiểm được nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội 1 lần?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì hằng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ công bố một mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH mới, được tính toán trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm.

Điều này có nghĩa rằng hệ số trượt giá thường được công bố vào cuối năm trước nhưng thời điểm có hiệu lực của hệ số trượt giá mới thường có hiệu lực sau đó.

Do đó, khi văn bản công bố hệ số trượt giá mới chưa có hiệu lực thì người tham gia bảo hiểm nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần trong thời gian Thông tư quy định về hệ số trượt giá mới chưa có hiệu lực thì tạm thời chưa được tính tiền trượt giá.

Như vậy, thời điểm nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội sẽ xảy ra 02 trường hợp sau:

(1) Trường hợp người tham gia bảo hiểm muốn nhận tiền BHXH vào đầu năm khi chưa công bố hệ số trượt giá: Tiền trượt giá sẽ được nhận bù sau khi cơ quan BHXH nhận được công văn hướng dẫn áp dụng hệ số trượt giá.

(2) Trường hợp hệ số trượt giá đã được công bố: Tiền trượt giá được lãnh theo tiền BHXH 1 lần.

Tiền trượt giá được tính khi người lao động hưởng chế độ gì?

Tiền trượt giá sẽ được tính cho người lao động khi họ làm hồ sơ hưởng các chế độ sau:

  • Làm thủ tục hưởng lương hưu hằng tháng: Chỉ áp dụng với đối tượng nhóm (2), (3).
  • Nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu nếu đóng BHXH vượt quá số năm đóng được tính hưởng tỷ lệ 75%: Chỉ áp dụng với đối tượng nhóm (2), (3).
  • Rút BHXH 1 lần: Áp dụng với cả 03 nhóm đối tượng.
  • Thân nhân nhận trợ cấp tuất một lần khi người lao động chết: Áp dụng với cả 03 nhóm đối tượng.

Do được tính toán dựa trên hệ số trượt giá BHXH nên khi hệ số này tăng thì số tiền mà người lao động được nhận khi hưởng các chế độ trên cũng sẽ tăng nhẹ so với những người đã hưởng chế độ ở năm trước.

Hiện nay, trường hợp nhận tiền trượt giá được người dân biết đến nhiều nhất là khi rút BHXH 1 lần. Để biết mình đã được nhận tiền trượt giá hay chưa, người lao động có thể đối chiếu số tiền của mình được nhận với số tiền tính được trên hệ thống tính BHXH 1 lần online của LuatVietnam tại link sau: https://luatvietnam.vn/tinh-bao-hiem-xa-hoi-1-lan.html

Mời các bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội một lần chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội một lần là gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo mẫu biên bản thừa kế đất đai vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Có nên nhận BHXH 1 lần?

Nhiều người lao động chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu nên chọn cách hưởng BHXH một lần. Hoặc một số trường hợp cần trang trải nhiều khoản chi phí cũng lựa chọn cách này. Tuy nhiên, nhận BHXH một lần trong nhiều trường hợp sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp sau:
Số tiền BHXH nhận được ít hơn so với số tiền đóng BHXH.
Không được cộng nối thời gian tham gia BHXH.
Có thể không được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Mất cơ hội có khoản tiền hàng tháng khi về già.
Mất đi khoản trợ cấp mai táng và tử tuất khi không may qua đời.

Các trường hợp được nhận BHXH một lần?

NLĐ tham gia BHXH có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (hoặc chưa đủ 15 năm đóng BHXH đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phương, thị trấn) và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Ra nước ngoài để định cư.
Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
NLĐ thuộc một trong các trường hợp sau đây khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu:
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần có được đóng lại không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a.Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân đội quân nhân.
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn có ký kết hợp đồng lao động với công ty, vậy bạn thuộc đối tượng tham gia xã hội bắt buộc. Bạn hoàn toàn có quyền được tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty mới mặc dù trước đây bạn có tham gia bảo hiểm xã hội và rút bảo hiểm xã hội 1 lần về.
Trường hợp này bạn cần khai báo với công ty để yêu cầu người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn. Trường hợp nếu số sổ bảo hiểm xã hội của bạn chưa bị xóa, thì bạn cung cấp sổ bảo hiểm xã hội cũ và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Nếu số sổ bảo hiểm xã hội đã bị xóa, thì bạn sẽ được cấp sổ Bảo hiểm xã hội mới.
Hồ sơ xin cấp sổ bảo hiểm xã hội bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chứng minh nhân dân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm