Hiện nay, để đóng bảo hiểm xã hội cần phải dựa vào mức lương của người lao động. Trong đó, tiền mà người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội sẽ được căn cứ phải mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác của người lao động theo quy định. Cũng chính vì thế, để tính được số tiền phải đóng không phải đơn giản. Vậy hệ số mức lương đóng BHXH hiện nay được quy định ra sao? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là mức lương dùng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội trong đó mức đóng tối thiểu là mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối đa đóng bảo hiểm xã hội là không quá 20 lần mức lương cơ sở.
Theo quy quy đinh tại Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận.
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Như vậy từ mùng 01 tháng 01 năm 2018 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ là mức lương, phụ cấp như đã nêu ở trên và các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Hệ số mức lương đóng BHXH
Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc gồm:
- Mức lương;
- Phụ cấp;
- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu của năm 2023
Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023
Mức lương tối thiểu vùng theo tháng được xác định như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu áp dụng năm 2023 |
I | 4.680.000 đồng/tháng |
II | 4.160.000 đồng/tháng |
III | 3.640.000 đồng/tháng |
IV | 3.250.000 đồng/tháng |
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đang đóng BHXH bắt buộc hàng tháng với mức tối thiểu, do đó, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2023 sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa của năm 2023
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa theo quy định khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 sẽ là 20 tháng lương cơ sở.
Theo Nghị quyết 69/2022/QH15 đã thông qua mức lương cơ sở từ 01/07/2023 là 1.800.000 đồng/tháng. Theo đó mức lương cơ sở năm 2023 chia thành hai giai đoạn với hai mức áp dụng như sau:
Thời điểm | Mức lương | Căn cứ pháp lý |
01/01/2023 – 30/6/2023 | 1,49 triệu đồng/tháng | Nghị quyết 70/2018/QH14Nghị định 38/2019/NĐ-CP |
01/7/2023 – 31/12/2023 | 1,8 triệu đồng/tháng | Nghị quyết 69/2022/QH15 |
Như vậy, có hai giai đoạn áp dụng mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa:
- Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa từ 01/01/2023 đến 30/06/2023 tối đa là: 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
- Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa từ 01/07/2023 đến 31/12/2023 tối đa là: 20 x 1,8 = 36 triệu đồng/tháng.
Tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội giữa người lao động và sử dụng lao động?
Người lao động và người sử dụng lao động không những phải biết về quy định cách tính mức lương mà người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội mà còn phải nắm được tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội giữa người lao động và sử dụng lao động. Tỷ lệ % đóng bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác định như sau:
– Đối với lao động Việt Nam
- Người sử dụng lao động đóng 21,5% trong đó: 14% hưu trí, tử tuất; 3% ốm đau, thai sản; 1% bảo hiểm thất nghiệp; 3% bảo hiểm y tế, 0,5% tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người lao động Việt Nam đóng 10,5% trong đó: 8% hưu trí, tử tuất; 1% bảo hiểm thất nghiệp; 1,5% bảo hiểm y tế.
- Tổng cộng là 32%.
– Đối với người lao động nước ngoài
- Người sử dụng lao động đóng 6,5% trong đó: 3% ốm đau thai sản, 0,5% tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 3% bảo hiểm y tế;
- Người lao động nước ngoài đóng 1,5% bảo hiểm y tế;
- Tổng cộng là 8%.
Lưu ý: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính dựa trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Ngoài bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì hàng tháng doanh nghiệp còn phải đóng kinh phí công đoàn là 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội và nộp cho liên đoàn lao động quận/huyện) đối với những doanh nghiệp sử dụng ít nhất từ 10 lao động trở lên.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hệ số mức lương đóng BHXH” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về muốn tách thửa đất Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo hướng dẫn tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH năm 2019, thời gian cơ quan BHXH giải quyết thủ tục hưởng lương hưu cho người lao động là tối đa 12 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.
Do đó, nếu đã nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ cho cơ quan BHXH thì sau 12 ngày làm việc, người lao động sẽ nhận được lương hưu.
Người lao động đăng ký nhận lương hưu theo hình thức nào sẽ được nhận lương hưu theo hình thức đã đăng ký.
Trường hợp muốn thay đổi hình thức nhận lương hưu, người lao động có thể đến cơ quan BHXH để khai lại thông tin hoặc thực hiện thay đổi online trên ứng dụng VssID hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp trả thêm cho người lao động làm việc lâu năm trong ngành. Khoản phụ cấp này thường được chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm cả các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tuy nhiên trong công thức tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu thì không phải trường hợp nào cũng tính cả phụ cấp thâm niên.
Theo Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLBTBXH, phụ cấp thâm niên sẽ được tính vào lương hưu nếu tiền lương tháng đóng BHXH của những năm cuối trước khi người lao động nghỉ việc có phụ cấp thâm niên.
Người lao động sẽ được rút BHXH 1 lần nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
1- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
2 – Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng BHXH chưa đủ 15 năm, đồng thời không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
3 – Ra nước ngoài để định cư.
4 – Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Đơn cử như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
5 – Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
6 – Có nhu cầu rút BHXH 1 lần sau 01 năm nghỉ việc (người tham gia BHXH bắt buộc) hoặc sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH (người tham gia BHXH tự nguyện) mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
Pháp luật đặt ra điều kiện về thời gian đóng BHXH để được rút 1 lần. Bởi vậy, người lao động đóng BHXH dưới 01 nămcó thể làm thủ tục rút BHXH 1 lần nếu có một trong các điều kiện đã nêu.