Dán tờ rơi quảng cáo bị phạt như thế nào theo luật định?

bởi Hoàng Yến
Dán tờ rơi quảng cáo bị phạt như thế nào theo luật định?

Để phát triển thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng một cách hiệu quả và nhanh chóng, nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn phương thức truyền thông quảng cáo trong đó việc dán tờ rơi quảng cáo được áp dụng phổ biến và rộng rãi. Nhưng không phải trường hợp nào dán tờ rơi cũng được pháp luật cho phép. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần nắm rõ luật định về cách thức quảng cáo bằng tờ rơi để tránh những rủi ro bị xử phạt. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ làm sáng tỏ những hành vi bị cấm trong quảng cáo cũng như dán tờ rơi quảng cáo bị phạt như thế nào theo luật định? Mời quý đọc giả đón theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Thế nào là tờ rơi quảng cáo?

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Theo Luật thương mại năm 2005 quy định “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình”. ( Điều 102)

Trong đó, tờ rơi là ấn phẩm quảng cáo được sử dụng phổ biến trong kinh doanh, các loại tờ rơi thường được in trên giấy ở dạng tờ đơn hoặc tờ gấp. Tờ rơi giúp truyền tải thông tin, hình ảnh nhằm thu hút sự chú ý về một sự kiện, dịch vụ, sản phẩm hoặc ý tưởng nào đó.

Ngoài ra tờ rơi còn là phương tiện tuyên truyền, hướng dẫn thông điệp của các cơ quan đoàn thể nhà nước, các tổ chức đến người dân như phòng chống thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hay tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe…

Là mục đích quảng cáo thương mại hay tuyên truyền thì thông điệp in trên tờ rơi sẽ được truyền đi nhanh chóng, dễ dàng tìm hiểu và lưu lại. Hiện nay in tờ rơi truyền thống giảm bớt do internet phát triển. Tuy nhiên với các sự kiện chào đón sản phẩm mới hay những chiến dịch marketing vẫn không thể thiếu các loại tờ rơi truyền thống.

Trường hợp bị cấm trong hoạt động quảng cáo

Quảng cáo là hình thức truyền thông thương hiệu hiệu quả, các tổ chức, doanh nghiệp cần nắm rõ quy định về quảng cáo cũng như phải biết những hành vi nào bị cấm trong hoạt động quảng cáo để hạn chế những rủi ro nhất định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật quảng cáo 2012 về các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo, theo đó:

“Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.

2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.

5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.”

Dán tờ rơi quảng cáo bị phạt như thế nào theo luật định?

Dán tờ rơi quảng cáo bị phạt như thế nào theo luật định?

Dán tờ rơi quảng cáo bị phạt như thế nào theo luật định?

Theo quy định trên đã đề cập mục trước đó, thì việc dán các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện hay được gọi là tờ rơi quảng cáo là hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo. Vậy mức xử phạt đối với hành vi này như thế nào? Luật sư X chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể dưới đây:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt đông quảng cáo, theo đó:

“Điều 34. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Bên cạnh đó căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi. 

Như vậy, cá nhân đăng tin mua bán nhà đất lên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông, cây xanh nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ một triệu đồng đến hai triệu đồng (nếu tổ chức vi phạm thì bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến 4 triệu đồng). Theo khoản 4 điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức tiền phạt cụ thể với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu có tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Và theo quy định tại Khoản 49 Điều 1 Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, có quy định như sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;

+ Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi vi phạm.

Cơ quan thẩm quyền xử phạt đối với việc dán tờ rơi quảng cáo

Theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Cơ quan thanh tra… có thẩm quyền xử phạt với hành vi treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề Dán tờ rơi quảng cáo bị phạt như thế nào theo luật định? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu đơn tố giác tội phạm chiếm đoạt tài sản, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Sản phẩm nào không được phép quảng cáo?

Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm được yêu cầu. Trong trường hợp được yêu cầu quảng cáo cho các sản phẩm này, đơn vị nhận quảng cáo có nghĩa vụ báo với các cơ quan chức năng để kịp thời giải quyết.
Thuốc lá và một số chất kích thích bị cấm.
Các loại rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Các dược phẩm nằm trong danh mục hạn chế sử dụng của bộ y tế.
Các sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục hoặc có tính chất kích động bạo lực.

Quảng cáo sai sự thật bị xử phạt thế nào?

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật
Đối với hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi quảng cáo sai sự thật
Đối với hành vi quảng cáo sai sự thật nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt hình sự theo Điều 197 Bộ Luật Hình sự 2015 về tội quảng cáo gian dối với mức phạt như sau:
– Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xin giấy phép quảng cáo ở đâu?

Xin giấy phép quảng cáo tại những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo bao gồm:
Cục Quản lý dược cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc
Cục An toàn thực phẩm cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ
Cục Quản lý khám, chữa bệnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật;
Cục Quản lý y, dược cổ truyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật ;
Cục Quản lý môi trường y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế (ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế).
Đối với các giấy phép để treo băng rôn, bảng hiệu thì cần phải lưu ý là có ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị hay không, có cản trợ giao thông đường bộ và đường không không, có gây nguy hiểm cho người dân hay không.Ngày nay doanh nghiệp muốn khách hàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của mình nhiều hơn thì quảng cáo ngoài trời với các hình thức như treo băng rôn, treo cờ phướn, đặt bảng hiệu, pano lớn… là hình thức hiệu quả mà lâu dài nhất, với chi phí phù hợp cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Nhưng để thực hiện quảng cáo ngoài trời ở đâu cần phải có giấy phép quảng cáo của cơ quan quản lý có thẩm quyền để thực hiện đúng pháp luật tránh gây mất mỹ quan đô thị và gây cản trở giao thông và để quản lý các hoạt động của mọi doanh nghiệp.Hiện nay, có nhiều công ty luật trên cả nước nên việc xin giấy phép hoàn toàn dễ dàng. Nếu khách hàng có nhu cầu có thể thông qua dịch vụ của các công ty luật, các công ty đó chính là người trực tiếp nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước thay cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó các công ty luật sẽ hỗ trợ cùng với khách hàng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo hồ sơ, thủ tục nộp hồ sơ theo dõi hồ sơ đã nộp .

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm