Chào luật sư, tôi sang Nhật Bản làm việc được 05 thì yêu và kết hôn với chồng là người Nhật Bản. Hiện nay chúng tôi quyết định sẽ chuyển về Việt Nam sống và làm việc, chúng tôi đã mua được một căn hộ chung cư tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh vì thế tôi phải bảo lãnh cho chồng làm thủ tục thường trú. Vậy mẫu giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra sao? Xĩn được tư vấn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, để giải đáp thắc mắc này mời bạn xem qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện đăng ký thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
Người nước ngoài có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam được xét cho thường trú tại Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
- Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị cho thường trú tại Việt Nam.
- Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh và đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
- Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Hồ sơ đề nghị cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Thủ tục giải quyết cho thường trú
- Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin thường trú;
b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;
e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này. - Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
- Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
- Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam gồm có:
- Đơn xin thường trú.
- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp.
- Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú.
- Bản sao hộ chiếu có chứng thực.
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này.
- Giấy bảo lãnh.
Mẫu giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam
Cách điền mẫu giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam:
Giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được nộp kèm theo đơn xin thường trú. Trong hồ sơ xin xét thường trú còn cần phải có các loại giấy tờ sau:
- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
- Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
- Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên;
Ngoài ra, trong giấy bảo lãnh, công dân Việt Nam cũng phải ghi rõ:
- Mối quan hệ giữa mình với người nước ngoài và nộp kèm theo giấy tờ chứng minh.
- Cuộc sống sau khi thường trú:
- Nếu chọn mục a thì phải xuất trình các giấy tờ chứng minh đã có nhà ở hợp pháp do người bảo lãnh cung cấp hoặc cho ở nhờ hoặc có đủ điều kiện để mua nhà.
- Nếu chọn mục b, phải xuất trình giấy tờ chứng minh người nước ngoài được người bảo lãnh cung cấp nguồn tài chính để nuôi dưỡng hoặc tự đảm bảo cuộc sống sau khi thường trú.
Ghi chú (1), (2), (3) trong nội dung mẫu giấy bảo lãnh người nước ngoài thường trú.
(1) Mỗi người làm 2 bản gửi kèm đơn xin thường trú (mẫu N7).
(2) Tại khoản 2 Mục III, người bảo lãnh chọn cách nào thì gạch chéo vào ô □ tương ứng và nộp kèm theo giấy tờ chứng minh về việc đó. Cụ thể như sau:
- Nếu gạch ô ở điểm a, thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh đã có nhà ở hợp pháp hoặc có nguồn tài chính hợp pháp để đảm bảo sẽ có nhà ở cho người được bảo lãnh.
- Nếu gạch ô ở điểm b, thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh người bảo lãnh có khả năng cung cấp tài chính để nuôi dưỡng thường xuyên người được bảo lãnh, hoặc nộp giấy tờ tường trình và chứng minh người được bảo lãnh có khả năng tự đảm bảo cuộc sống sau khi được phép thường trú.
(3) Chủ tịch UBND phường, xã ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức danh. Nếu không đồng ý với điểm nào ghi tại Mục I của tờ bảo lãnh này thì cần ghi rõ lý do.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được hướng dẫn tại Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Nơi nộp hồ sơ:
Nơi làm thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Giấy tờ cần chuẩn bị
- Đơn xin thường trú.
- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp.
- Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú.
- Bản sao hộ chiếu có chứng thực.
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú.
- Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài nếu được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
- Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000 phải có giấy tờ chứng minh về việc tạm trú.
Trình tự các bước thực hiện
Bước 1: Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 2: Xem xét cho thường trú
- Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
Bước 3: Thông báo kết quả
Cơ quan quản lý xuất nhập thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
Bước 4: Người nước ngoài đến nhận thẻ thường trú
Trong 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Mẫu giấy đăng ký nhập cảnh vào Việt Nam cho người nước ngoài cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
(Điều 2 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014)
Trong đó, có 04 trường hợp người nước ngoài có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam được xem xét thường trú tại Việt Nam:
Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự Nhà nước;
Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam;
Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh;
Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Trong đó, trường hợp người nước ngoài có cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam thì trong hồ sơ đề nghị xét thường trú phải có giấy bảo lãnh của một trong những người này.
Phí làm thẻ tạm trú quy định cụ thể như sau:
Chi phí làm thẻ tạm trú có thời hạn không quá 02 năm là 145 USD/thẻ
Chi phí làm thẻ tạm trú có thời hạn từ trên 02 năm đến 05 năm là 155 USD/thẻ
Chi phí làm thẻ tạm trú có thời hạn từ trên 05 năm đến 10 năm là 165 USD/thẻ
Chi phí chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới là: 5 USD/chiếc.
Thẻ tạm trú có giá trị tương đương như visa và có thời hạn lưu trú liên tục từ 2-5 năm, người nước ngoài sở hữu thẻ tạm trú có thể sử dụng xuất nhập cảnh theo quy định hiện hành.