Chào luật sư, tôi có mua một thửa đất tại Đà Lạt và đang chuẩn bị tiến hành xây dựng để mở home stay phục vụ cho việc kinh doanh du lịch. Cũng chính vì thế tôi cần phải nối điện cho quá trình xây dựng công trình nhưng không biết quy định về mua bán điện sinh hoạt như thế nào và cách ký hợp đồng với bên điện lực. Vậy thủ tục ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng LSX tìm hiểu qua bài viết sau.
Điều kiện để ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt
Điện sinh hoạt có vai trò quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày của các hộ gia đình, công ty, quán ăn hay kinh doanh vì hầu như các thiết bị hiện đại điều cần có một lượng điện mới có thể hoạt động. Và để có thể ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt cần phải đáp ứng đủ điều kiện.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 19/2014/TT-BCT quy định chủ thể ký hợp đồng:
“Điều 3. Chủ thể ký hợp đồng
Chủ thể ký Hợp đồng là người có đủ năng lực hành vi dân sự có tên trong giấy tờ sử dụng để đăng ký mua điện được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.”
Đồng thời tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023) quy định:
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
- Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
a) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện;
b) Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
…
Như vậy, để ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt cần đáp ứng các điều kiện trên.
Thủ tục ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt năm 2023
Để thực hiện thủ tục ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt năm 2023 thì người có nhu cầu ký hợp đồng mua điện sinh hoạt cần phải chuẩn bị đầu đủ hồ sơ theo quy định. Trong đó cần phải lưu ý về hồ sơ, trách nhiệm chi phí, thời gian giải quyết của công ty điện lực,…
Hồ sơ khách hàng cần cung cấp để mua điện cho mục đích sinh hoạt (01 pha, 03 pha) gồm có:
- Giấy đề nghị mua điện
- Giấy tờ tùy thân: Bản sao giấy CMND/Hộ chiếu, Thẻ CCCD.
- Giấy tờ xác định chủ thể hợp đồng mua bán điện:
Bản sao của một trong các giấy tờ có tên của tổ chức/cá nhân tại điểm mua điện như sau:
- Hộ khẩu thường trú hoặc Sổ tạm trú;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu/quyền sử dụng nhà ở hoặc Quyết định phân nhà;
- Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhà/đất ở hợp lệ;
- Hợp đồng thuê nhà/thuê địa điểm có thời hạn từ 01 năm trở lên và giấy đồng ý của chủ sở hữu; (Bổ sung theo Quy định mới).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở hoặc chuẩn bị thi công xây dựng);
- Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất.
Trách nhiệm chi phí:
- Điện lực: Từ lưới điện đến công tơ và aptomat bảo vệ (ngay sau công tơ)
- Khách hàng: Từ sau áp tô mát bảo vệ (ngay sau công tơ) đến địa điểm sử dụng điện của Khách hàng
Thời gian giải quyết của Công ty Điện lực:
- Không quá 03 ngày làm việc.
- Không quá 07 ngày làm việc đối với Khách hàng lắp đặt công tơ 01, 03 pha phải dựng thêm cột/ hạ ngầm dây dẫn/lắp đặt TI.
Để có thể tiếp nhận yêu cầu, phối hợp với các Công ty Điện lực khảo sát, Quý khách hàng vui lòng cung cấp cho Trung tâm các thông tin sau:
- Địa chỉ cần lắp đặt điện kế;
- Tên và số điện thoại của người liên hệ.
Giá bán lẻ điện sinh hoạt là bao nhiêu theo quy định mới
Cũng bởi vì tầm quan trọng của điện sinh hoạt mà người dân hay các nhà kinh doanh khó có thể hoạt động mà không có điện, tuy nhiên vào thời gian gần đây là đã có thông báo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ tăng làm cho người dân thêm lưu ý, vậy tăng bao nhiêu thì mời quý đọc giả theo dỗi qua nội dung dưới đây.
Ngày 04/5/2023, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1062/QĐ-BCT quy định giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán điện cho các đơn vị bán lẻ điện.
Theo đó, đối với nhóm khách hàng sinh hoạt gồm 6 bậc, theo nguyên tắc dùng càng nhiều điện giá điện càng cao.
Cụ thể, bậc 1 có giá thấp nhất là 1.728 đồng/kWh (giá cũ là 1.678 đồng).
Bậc 2 có giá là 1.786 đồng/kWh (giá cũ là 1.734 đồng).
Bậc 3 có giá là 2.074 đồng/kWh (giá cũ là 2.014 đồng).
Bậc 4 có giá là 2.612 đồng/kWh (giá cũ là 2.536 đồng).
Bậc 5 có giá là 2.919 đồng/kWh (giá cũ là 2.834 đồng)
Bậc 6 có giá là 3.015 đồng/kWh (giá cũ là 2.927 đồng)
Giá bán lẻ điện sinh hoạt | Giá bán điện (đồng/kWh) |
Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 | 1.728 |
Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 | 1.786 |
Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 | 2.074 |
Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300 | 2.612 |
Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400 | 2.919 |
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên | 3.015 |
Biểu giá điện sinh hoạt 6 bậc mới nhất áp dụng từ ngày 04/5/2023.
Tự ý cấp điện sinh hoạt cho cá nhân bị xử phạt ra sao?
Nhiều trường hợp người dân muốn có thể tìm chỗ cung cấp điện giá rẻ so với các công ty điện lực nên đã tìm những nguồn cung không uy tín, trong đó nhiều nguồn tự ý cấp điện sinh hoạt cho cá nhân mà không thông qua việc đăng ký giấy phép kinh doanh có thể bị xử phạt như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm các quy định về sử dụng điện
…
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện;
b) Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác.
Ngoài ra tại Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
…
- Mức phạt tiền:
…
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.
…
Như vậy theo quy định trên nếu tự ý cấp điện sinh hoạt cho cá nhân khác có thể phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến hợp đồng tuyển dụng nhân sự. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Thông tư 16/2014/TT-BCT (được sửa đổi bởi Thông tư 09/2023/TT-BCT) thì trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):
Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện) thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);
Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện; cứ 04 (bốn) người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 (một) người được tính là 1/4 định mức, 02 (hai) người được tính là 1/2 định mức, 03 (ba) người được tính là 3/4 định mức, 04 (bốn) người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.
Bên bán điện được phép yêu cầu bên mua điện cung cấp Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện để làm căn cứ xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.
Tại Điều 5 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành về thời hạn hợp đồng mua bán điện sinh hoạt có quy định như sau:
Thời hạn hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
Thời hạn của hợp đồng do hai bên thỏa thuận. Trường hợp hai bên không thỏa thuận cụ thể thời hạn của hợp đồng thì thời hạn của hợp đồng được tính từ ngày ký đến ngày các bên hoặc một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định.
Tại khoản 3 Điều 6 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành về tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt trong phạm vi cả nước.
Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt trong phạm vi quản lý.
Bên bán điện có trách nhiệm đăng ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Như vậy, bên bán điện có trách nhiệm đăng ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.