Thời gian thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân là bao lâu?

bởi Trà Ly
Thời gian thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân là bao lâu?

Trong đội ngũ Công an nhân dân được chia làm nhiều cấp bậc hàm. Khi thực hiện tốt các nhiệm vụ và đủ thời gian quy định thì Công an nhân dân sẽ được thăng cấp bậc hàm. Chính vì vậy, yếu tố thời gian là một trong những yếu tố quan trọng các điều kiện xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân. Vậy, thời gian thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân là bao lâu? Hãy cùng LSX tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Các cấp bậc hàm đối với sĩ quan Công an nhân dân

Trong đội ngũ Công an nhân dân hiện nay, có chia ra nhiều cấp bậc và quân hàm. Mỗi cấp bậc và quân hàm đều có những giá trị, vai trò và nhiệm vụ riêng. Có nhiều người muốn tìm hiểu về các cấp bậc hàm đối với sĩ quan Công an nhân dân của nước ta như thế nào. Nếu bạn muốn tìm hiểu các cấp bậc hàm đối với sĩ quan Công an nhân dân, hãy tham khảo nội dung dưới đây nhé.

– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:

STTCấp bậcHàmChức vụ
1Sĩ quan cấp tướngĐại tướngBộ trưởng Bộ công an
Thượng tướng (Số lượng không quá 6)Thứ trưởng Bộ Công an
Trung tướng (số lượng không quá 35)Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018; Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương;Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân;Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh; Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương;
Thiếu tướng (số lượng không quá 157)Cục trưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương;Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông;Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; Phó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an ;Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh; Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương;
2Sĩ quan cấp táĐại táGiám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường trung cấp Công an nhân dân;
Thượng táTrưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
Trung táĐội trưởng và tương đương; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
Thiếu táĐại đội trưởng
3Sĩ quan cấp úyĐại úyTrung đội trưởng
Thượng úyTiểu đội trưởng
Trung úy 
Thiếu úy 
4Hạ sĩ quanThượng sĩ 
Trung sĩ 
Hạ sĩ 

– Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:

STTCấp bậcQuân hàm
1Sĩ quan cấp táThượng tá
Trung tá
Thiếu tá
2Sĩ quan cấp úyĐại úy
Thượng úy
Trung úy
Thiếu úy
3Hạ sĩ quanThượng sĩ
Trung sĩ
Hạ sĩ

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:

STTCấp bậcQuân hàm
1Hạ sĩ quan nghĩa vụThượng sĩ
Trung sĩ
Hạ sĩ
2Chiến sĩ nghĩa vụBinh nhất
Binh nhì

Đối tượng xét phong cấp bậc hàm trong Công an nhân dân

Đối với mỗi người được đứng trong hàng ngũ Công an nhân dân đều rất vinh dụ và tự hào. Do đó, việc thuộc đối tượng xét phong cấp bậc hàm trong Công an nhân dân cũng là niềm vui của rất nhiều người. Vậy, có những đối tượng nào được xét phong cấp bậc hàm trong Công an nhân dân? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Theo khoản 1 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về đối tượng xét phong cấp bậc hàm trong Công an nhân dân như sau:

– Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:

+ Đại học: Thiếu úy;

+ Trung cấp: Trung sĩ;

+ Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc;

– Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;

– Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.

Như vậy, các đối tượng nêu trên là các đối tượng xét phong cấp bậc hàm trong Công an nhân dân.

Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân

Để được xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân thì sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân cần phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Do đó, để được xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân thì những đối tượng này cần nắm được các điều kiện xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân và cố gắng đáp ứng được các điều kiện đó. Dưới đây là Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân bạn có thể tham khảo.

Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân sẽ được thăng cấp bậc hàm khi đáp ứng đủ các điều kiện theo Khoản 2 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 sau đây:

– Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;

– Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

– Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018.

Thời gian thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân là bao lâu?

Thời gian thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân là bao lâu?

Thời gian là một trong những điều kiện quan trọng mà sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân cần phải đáp ứng để có thể được thăng cấp bậc hàm của mình. Theo đó, đối với mỗi cấp bậc hàm thì sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân sẽ có những khoảng thời gian khác nhau để có thể xét thăng cấp bậc hàm. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm bắt thời gian thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân là bao lâu nhé.

Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018, cụ thể như sau:

– Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:

+ Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;

+Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;

+ Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;

+ Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;

+ Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;

+ Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;

+ Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;

+ Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;

+ Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;

+ Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;

+ Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;

Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;

– Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;

– Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;

– Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.

Như vậy, mỗi cấp bậc hàm sẽ có những thời hạn xét thăng cấp bậc hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân khác nhau.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thời gian thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân là bao lâu?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm,  chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thẩm quyền đặt biển báo giao thông. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc trong Công an nhân dân khi nào?

Theo Điều 23 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp vượt bậc trong Công an nhân dân như sau:
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm thì được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
– Chủ tịch nước quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm cấp tướng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc từ Đại tá trở xuống.

Thủ tục thăng cấp bậc hàm trong lực lượng công an nhân dân được thực hiện thế nào?

Căn cứ vào Điều 27 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
“Điều 27. Thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm trong Công an nhân dân
1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng.
Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ.”
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Chủ tịch nước thăng cấp bậc hàm tướng.
Thủ tục thăng cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ sẽ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm