Để tránh người khách sử dụng trái phép chương trình máy tính do mình sáng tạo thì tác giả cần phải đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Để đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính, trước hết tác giả ccaanf điền các thông tin vào mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Nếu bạn chưa biết viết mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính như thế nào? Hãy tải xuống file word và tham khảo hướng dẫn tại bài viết dưới đây của LSX nhé.
Chương trình máy tính được hiểu là gì?
Việc tạo ra chương trình máy tính ngày càng được nâng cao và cải thiện. Những người tạo ra chương trình máy tính có thể tạo ra nguồn thu nhập tương đối cao nhờ vào các chương trình máy tính này. Vậy, chương trình máy tính được hiểu là gì? Hãy theo dõi nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về chương trình máy tính theo quy định pháp luật nhé.
Căn cứ theo Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
“Điều 22. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có quyền thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được làm một bản sao dự phòng để thay thế khi bản sao đó bị xóa, bị hỏng hoặc không thể sử dụng nhưng không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.“
Theo đó, chương trình máy tính tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể.
– Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân và các quyền tài sản.
– Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được sửa lỗi trên bản sao chương trình máy tính đó trong trường hợp cần thiết cho việc sử dụng.
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính gồm những gì?
Để đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính thì người đăng ký cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cần thiết. Vậy, hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính gồm những gì? Hãy the dõi nội dung sau đây để nắm được các giấy tờ, tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính nhé.
Căn cứ theo Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính bao gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính .
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả là người được ủy quyền.
– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền.
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính
Hướng dẫn cách ghi Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính
Để đơn đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính dễ dàng được chấp thuận thì việc điền tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính đúng cách là rất quan trọng. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi viết tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính, hãy tham khảo hướng dẫn sau đây của chúng tôi. Khi điền thông tin trên Tờ khai đăng ký quyền tác giả cần lưu ý những điều sau:
– Người nộp tờ khai là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người thừa kế hay người được uỷ quyền.
– Nộp hồ sơ cho tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả.
– Ghi rõ tác phẩm thuộc loại hình nào.
– Đối với tác phẩm đã công bố thì phải ghi cụ thể ngày, tháng, năm công bố. Nếu là tác phẩm chưa công bố thì ghi “chưa công bố”.
– Ghi rõ hình thức phát hành bản sao của tác phẩm như: xuất bản, ghi âm, ghi hình,…
– Tóm tắt một cách ngắn gọn, súc tích về nội dung chính của tác phẩm.
– Khai toàn bộ các thông tin về tác giả và đồng tác giả (bao gồm tên gọi chính thức, bút danh, địa chỉ, số điện thoại, email,…).
– Khai đầy đủ thông tin về chủ sở hữu và đồng chủ sở hữu quyền tác giả (bao gồm tên gọi chính thức, địa chỉ, điện thoại, email,…).
– Ghi đầy đủ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu.
Chi phí đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính là bao nhiêu tiền?
Ngoài việc thực hiện nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính thì người nộp đơn cần nộp lệ phí đăng ký quyền tác giả. Vậy, chi phí đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính là bao nhiêu tiền? Hãy theo dõi nội dung sau đây để nắm rõ hơn về chi phí này nhé.
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức chi phí cho việc Đăng ký quyền tác giả là 600.000 đồng áp dụng đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính.
Lưu ý: Mức thu được quy định như trên áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả lần đầu. Trường hợp xin cấp lại thì mức thu bằng 50% mức thu lần đầu.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thành lập công ty Tp Hồ Chí Minh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 9 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ quy định như sau:
“Điều 9. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
…
Theo đó, thời điểm để căn cứ phát sinh, xác lập bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính là kể từ lúc chương trình đó được định hình dưới một dạng vật chất nhất định mà không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ và không cần phải tiến hành bất kỳ một thủ tục công bố hay đăng ký bảo hộ nào.
Quyền tác giả đối với chương trình máy tính được quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
– Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
– Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15); chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15).
– Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được sửa lỗi trên bản sao chương trình máy tính đó trong trường hợp cần thiết cho việc sử dụng.
– Quyền cho thuê chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.
– Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.