Trường hợp có sai sót trong hóa đơn, tờ khai thuế, báo cáo kế toán, nộp thuế… hoặc có sai sót theo yêu cầu của cơ quan thuế, các doanh nghiệp có sai sót phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và phải có công văn giải trình về sự sai sót đó, đây là văn bản hành chính do các công ty, doanh nghiệp hay cá nhân soạn thảo nhằm làm rõ và giải trình các vấn đề liên quan đến thuế khi làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân lúng túng không biết mấu công văn giải trình như thế nào. Do vậy LSX gửi tới bạn đọc mẫu công văn giải trình về thuế, bạn có thể xem và download mẫu công văn giải trình thuế của chúng tôi nhé.
Công văn giải trình thuế là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định đặc biệt nào về mẫu công văn giải trình thuế trong các văn bản pháp luật. Vì vậy, khi phải giải trình về thuế thì các các nhân, doanh nghiệp phải chuẩn bị các thông tin chính thức phù hợp phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của các vấn đề phát sinh.
Có thể hiểu công văn giải trình thuế là loại văn bản được doanh nghiệp sử dụng để gửi đến cơ quan thuế nhằm giải trình một số vấn đề sai xót cụ thể có liên quan đến thuế. Nội dung chính cần có trong công văn giải trình bao gồm:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ.
– Thời gian và địa điểm gửi công văn giải trình.
– Cơ quan thuế tiếp nhận công văn.
– Thông tin của doanh nghiệp giải trình.
– Nội dung giải trình thuế.
– Xác nhận của người đại diện pháp luật hoặc người đứng đầu doanh nghiệp giải trình.
Các trường hợp phải gửi công văn giải trình thuế
Thuế có vai trò quan trọng nên trong một số trường hợp làm sai hoặc bỏ xót thông tin về thuế, hóa đơn,..thì phải giải trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì phải gửi công văn giải trình về thuế. Các trường hợp này quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các trường hợp doanh nghiệp phải giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, bao gồm các trường hợp sau:
– Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;
– Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; khoản 3 Điều 20; khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định này, cụ thể:
+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn;
+ Hành vi trốn thuế;
+ Vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế;
+ Hành vi in/đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
+ Hành vi cho, bán hóa đơn;
+ Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
Mẫu công văn giải trình thuế được áp dụng để giải trình các vấn đề liên quan đến thuế, như giải trình sai sót khi kê khai thuế, viết sai hóa đơn giá trị gia tăng… Do đó, khi các tổ chức, cá nhân mắc phải những sai sót trên, thì cần lập văn bản giải trình, gửi lên cơ quan chức năng sớm nhất có thể, tránh bị xử phạt theo quy định.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 23, Thông tư 166/2013/TT-BTC, thủ tục giải trình đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
“1. Đối với tổ chức, cá nhân có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn bị xử phạt theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế; hành vi trốn thuế bị xử phạt theo số lần thuế trốn theo quy định tại Điều 108 Luật quản lý thuế; hành vi không trích chuyển tiền trong tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế quy định tại Điều 114 Luật quản lý thuế bị lập biên bản vi phạm hành chính về thuế thì tổ chức, cá nhân vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều này.”
Download mẫu công văn giải trình thuế
Mẫu công văn giải trình thuế là văn bản làm rõ các vấn đề khúc mắc về thuế đối với cơ quan nhà nước. Dưới đây là mẫu công văn giải trình về thuế mà LSX muốn thông tin tới bạn đọc, mời các bạn tham khảo và tải xuống mẫu công văn giải trình về thuế dưới đây nhé:
Hướng dẫn điền mẫu công văn giải trình thuế:
- 1] Trích yếu nội dung công văn: xác định và ghi vắn tắt về vấn đề cần giải trình với cơ quan thuế.
- [2] Tên cơ quan thuế mà doanh nghiệp dự định gửi công văn giải trình đến.
- [3] Điền tên doanh nghiệp lập công văn giải trình.
- [4] Điền tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền thì ghi thông tin về: Họ tên, số giấy ủy quyền (văn bản ủy quyền), số CMND/CCCD/Hộ chiếu cùng với ngày cấp và nơi cấp.
- [5] Điền tên chức vụ mà người đại diện theo pháp luật đảm nhận tại doanh nghiệp.
- [6] Áp dụng cho trường hợp có Công văn của cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp giải trình về vấn đề cụ thể.
- [7] Điền ngắn gọn vấn đề cần giải trình.
- [8] Điền chi tiết và chính xác nội dung cần giải trình để cơ quan thuế có thể hiểu rõ. Đồng thời, doanh nghiệp có thể cung cấp thêm các tài liệu, giấy tờ chứng minh nội dung giải trình (nếu có), trong trường hợp này, ghi thêm dòng “Đính kèm theo Công văn này những tài liệu, giấy tờ sau: ………”
- [9] Cơ quan thuế nơi tiếp nhận công văn giải trình.
- [10] Tên chức vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Download mẫu công văn giải trình thuế” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tải mẫu hợp đồng thuê nhà. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nộp công văn giải trình thuế trễ sẽ bị xử phạt theo quy định thuộc Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Đối với hành vi khai thuế bị sai, dẫn đến số thuế phải nộp bị thiếu hoặc tăng số thuế phải đóng để được hoàn thuế sẽ xử phạt % số tiền thuế phải nộp theo Luật Quản lý thuế 2019, hành vi trốn thuế sẽ xử phạt theo số lần trốn thuế tại nội dung Điều 108 đã quy định.
Các tổ chức, doanh nghiệp phải nộp tờ khai giải trình trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính thuế, đối với trường hợp có nhiều tình tiết cần điều tra thì có thời gian nộp giải trình lớn hơn 05 ngày được thể hiện bằng văn bản.
Trường hợp giải trình trực tiếp thì doanh nghiệp, tổ chức cần nộp tờ khai giải trình trong 02 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính thuế.
Nội dung công văn phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, không được khai gian. Trường hợp làm giả nội dung hoặc gian dối trong công văn giải trình, các cơ quan hoặc tổ chức doanh nghiệp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Ngôn ngữ: Công văn phải sử dụng văn phong lịch sự, nghiêm túc, có tính thuyết phục, hợp lý. Về hình thức: Công văn phải được trình bày rõ ràng, khoảng cách giữa các dòng, cỡ chữ vừa phải, đúng chính tả, in đậm, in nghiêng hợp lý.
Đối tượng gửi đơn giải trình: Cơ quan thuế nhận công văn là chi cục thuế quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại khu vực xảy ra sai sót về thuế. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý gửi đúng đến đối tượng nhận, tránh sai sót khiến việc giải trình chậm trễ. Thông tin của doanh nghiệp, tổ chức bao gồm: Tên, Mã số thuế, Địa chỉ, Phương thức liên hệ (Điện thoại, email, fax)Thông tin của người đại diện bao gồm: Chức vụ, CMND/CCCD, nơi cư trú.Nội dung bao gồm: Nguyên nhân tại sao phải giải trình thuế, lý do xảy ra sai sót, biện pháp khắc phục, kiến nghị, yêu cầu với cơ quan thuế, xác nhận của người đại diện đứng đầu.