Tải xuống ngay mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất tại LSX

bởi Thanh Loan
Tải xuống mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất

Hợp đồng đặt cọc là một loại hợp đồng mà một bên (người đặt cọc) đồng ý đặt một khoản tiền hoặc tài sản khác như một bảo đảm cho việc thực hiện cam kết của bên kia (người nhận cọc). Đây là một biện pháp để đảm bảo tính trung thực và thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng.Khi một bên đặt cọc, nó thể hiện sự cam kết của bên đó trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng và sẽ chịu trách nhiệm nếu vi phạm. Bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết “Tải xuống mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất” của chúng tôi.

Điều kiện để hợp đồng đặt cọc mua đất có hiệu lực

Hợp đồng đặt cọc xác định số tiền hoặc tài sản khác mà người đặt cọc phải đưa cho người nhận cọc. Số tiền hoặc giá trị tài sản này có thể được xác định rõ trong hợp đồng hoặc dựa trên thỏa thuận giữa hai bên. Hợp đồng đặt cọc cần quy định rõ các điều kiện và thời điểm mà cọc sẽ được trả lại cho người đặt cọc. Thông thường, cọc sẽ được trả lại sau khi các điều khoản của hợp đồng chính đã được thực hiện đầy đủ và không có vi phạm.

Căn cứ quy định Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
    Tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự như sau:

Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, hợp đồng đặt cọc cũng được xem là một giao dịch dân sự. Chính vì vậy, để hợp đồng đặt cọc có hiệu lực pháp luật thì cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Tải xuống mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất

Tải xuống ngay mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất tại LSX

Mức đặt cọc khi mua đất là bao nhiêu hiện nay?

Hợp đồng đặt cọc là một loại hợp đồng mà một bên (người đặt cọc) đồng ý chuyển giao một khoản tiền hoặc tài sản khác cho bên kia (người nhận cọc) nhằm đảm bảo tính trung thực và thực hiện đúng các cam kết trong một hợp đồng chính. Đây là một biện pháp bảo đảm cho bên nhận cọc trong trường hợp bên đặt cọc không thực hiện đúng cam kết của mình.

Bộ Luật Dân sự 2015 không quy định về mức tiền đặt cọc. Tuy nhiên, có bên được quyền thỏa thuận về mức đặt cọc miễn không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Mặt khác, dù pháp luật không quy định nhưng để hạn chế rủi ro thì các bên có thể thể thỏa thuận với nhau ở mức dưới 30% giá trị của hợp đồng mua đất.

Tùy theo từng trường hợp, nếu bên đặt cọc vi phạm hợp đồng thì bên nhận đặt cọc sẽ thu tài sản cọc. Còn nếu bên nhận đặc cọc vi phạm hợp đồng thì bên đặt cọc có quyền đòi bồi thường.

Tải xuống mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất
Tải xuống mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất

Những vấn đề cần lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua đất

Đặt cọc mua bán nhà đất là việc bên mua (dự định mua) sẽ chuyển cho bên có quyền sử dụng đất hoặc nhà ở (bên bán) tài sản đặt cọc (thường sẽ là tiền) để bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán. Có thể hiểu hợp đồng đặt cọc là một dạng hợp đồng dự bị để một thời gian sau sẽ thực hiện một giao dịch khác (ký hợp đồng mua bán chính thức). Vì vậy, khi đặt cọc cần lưu ý nhiều vấn đề.

Kiểm tra pháp lý căn nhà, đất

Mua nhà, đất cần chọn căn có đầy đủ giấy tờ pháp lý như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở để biết tài sản đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc có đang bị kê biên thi hành án, bị thế chấp hoặc đang chấp hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền hay không. Để đảm bảo an toàn, bạn nên yêu cầu bên bán đưa một bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (có công chứng mới nhất).

Sau đó, người mua nên trực tiếp đến UBND địa phương yêu cầu cung cấp những thông tin tương tự rồi đối chiếu xem thông tin hai nguồn có khớp nhau hay không.

Kiểm tra tính chính danh của chủ nhà

Người mua cần đối chiếu thông tin chủ nhà như tên, ảnh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân có trùng khớp với thông tin trên sổ đỏ/sổ hồng không. Xin photo sổ đỏ/sổ hồng và các giấy tờ pháp lý của chủ nhà để kiểm tra tại chính quyền địa phương sở tại, từ đó xác định chính xác chủ nhà đó có phải là chính chủ hay không.

Kiểm tra xem nhà có bị quy hoạch không

Thông tin này có thể kiểm tra tại Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi bất động sản tọa lạc.

Tìm hiểu lịch sử nhà

Lịch sử ngôi nhà có thể không liên quan đến pháp luật nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người sử dụng căn nhà và tính thanh khoản. Ví dụ nếu trong nhà có người chết vì xô xát, tự tử hoặc bán nhà do vợ chồng li hôn, chia tài sản thì người ở thường sẽ không cảm thấy an tâm. Đó là tâm lý mua nhà phổ biến của người phương Đông, xem trọng các giá trị tâm linh, phong thuỷ.

Nếu bạn mua nhà để ở và hoàn toàn không quan tâm đến những vẫn đề này thì không sao nhưng nếu đầu tư chuyển nhượng, có thể người mua sau sẽ kén chọn, ngần ngại và từ chối. Rất nhiều người mua nhà để bán lại nhưng mua phải căn có người chết oan, khi dẫn khách tới xem nhà thì nghe hàng xóm bàn tán khiến giao dịch thất bại.

Kiểm tra điều khoản hợp đồng đặt cọc trước khi ký

Những điều khoản cần có bao gồm: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí… Dù là hợp đồng đặt cọc cũng cần có chữ ký của cả vợ và chồng (nếu người bán có vợ/chồng) để tránh rắc rối.

Ngoài ra, người mua nhà cần có biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc uỷ nhiệm chi của ngân hàng sau khi đã giao tiền cho bên bán.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất”. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải đặt cọc khi mua đất hay không?

Mặc dù đặt cọc là một biện pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không có quy định khi mua đất bắt buộc phải đặt cọc.
Nếu có đặt cọc thì đó sẽ là bước thực hiện đầu tiên, trước ki ký hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhằm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Bởi lẽ, quan niệm của người mua đất, đặt cọc là để đảm bảo chủ sở hữu quyền sử dụng đất không bán đi cho người khác. Còn đối với người bán đất, nhận đặt cọc để đảm bảo là người mua đất dù không thực hiện mua đất như đã hứa hẹn thì họ vẫn có sự đền bù là tiền đặt cọc.

Hình thức của hợp đồng đặt cọc là gì?

Bộ luật dân sự hiện hành không quy định cụ thể hình thức của hợp đồng đặt cọc phải lập bằng văn bản hay phải tuân thủ hình thức, nội dung cụ thể nào đó. Như vậy, có thể hiểu, các bên có thể giao kết hợp đồng bằng nhiều hình thức khác nhau: Có thể bằng văn bản, bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể, tất cả đều có giá trị pháp lý và được pháp luật công nhận.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm