Chào Luật sư hiện nay quy định về việc lập hóa đơn điện tử ra sao? Trước đây tôi làm bên bộ phận kinh doanh. Gần đây phòng kinh doanh có nhiều nhân viên nên tôi được điều sang kế toán. Công việc chủ yếu hàng ngày của tôi là xuất hóa đơn cho khách hàng. Hôm nay có một khách gọi điện nhờ tôi xuất hóa đơn của tuần trước. Tôi thấy lạ vì hóa đơn không biết có xuất lùi ngày được không? Hiện nay Quy định về ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử mới nhất thế nào? Mong được Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về “Quy định về ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử mới nhất” chúng tôi xin tư vấn đến bạn nội dung như sau:
Thế nào là hóa đơn điện tử?
Hóa đơn điện tử là hóa đơn được xuất theo dạng File điện tử có thể dễ dàng tải xuống, gửi đi và lưu trữ. Thay vì xuất hóa đơn giấy như bình thường thì hóa đơn điện tử cũng giống vậy nhưng được thể hiện thông tin trên File. Để hiểu rõ hơn về hóa đơn điện tử, chúng tôi tư vấn đến bạn hóa đơn điện tử và một số đặc điểm của hóa đơn điện tử hiện nay được thể hiện như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:
Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
+ Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
+ Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
Xem thêm >>
Tra cứu hóa đơn điện tử như thế nào?
Có những loại hóa đơn nào theo quy định của pháp luật hiện nay?
Hiện nay khi nhắc đến hóa đơn thì sẽ có nhiều loại. hóa đơn này tùy thuộc vào mục đích của các bên và trong từng lĩnh vực để phân biệt với nhau và phân chia thành từng loại khác nhau. Có những hóa đơn phổ biến mà đa số mọi người đều biết đến là hóa đơn bán hàng, hóa đơn VAT… Cụ thể hơn đi sâu vào nội dung này có các loại hóa đơn theo quy định cuả pháp luật hiện nay là:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
“Điều 8. Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b) Hoạt động vận tải quốc tế;
c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài. - Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
- Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
a) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
b) Tài sản kết cấu hạ tầng;
c) Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
đ) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
e) Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
g) Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công. - Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Các loại hóa đơn khác, gồm:
a) Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
b) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan. - Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
- Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu hiển thị các loại hóa đơn để các đối tượng nêu tại Điều 2 Nghị định này tham khảo trong quá trình thực hiện.”
Quy định về ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử mới nhất thế nào?
Hóa đơn hiện nay được lập để xác nhận thông tin đặt hàng và là căn cứ để hai bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp nếu như hai bên có xảy ra tranh chấp thì hóa đơn còn có thể được xem là chứng cứ. Do đó việc ngày ký và lập hóa đơn điện tử hiện nay cũng được nhiều người quan tâm. Quy định về ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử mới nhất hiện nay là:
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
Ngoài ra, cũng theo Công văn 1586/TCT-CS năm 2023 về khai thuế giá trị gia tăng theo hóa đơn điện tử của người bán có hướng dẫn:
Căn cứ khoản 7 Điều 3, Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;
Căn cứ quy định tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 7/10/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Ban hành Quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế;
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì nếu thời điểm ký số trên hóa đơn phát sinh cùng thời điểm hoặc sau thời điểm lập hóa đơn thì hóa đơn điện tử đã lập vẫn được xác định là hóa đơn hợp lệ:
- Người bán thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo thời điểm lập hóa đơn;
- Người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Như vậy, trường hợp hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì nếu thời điểm ký số trên hóa đơn phát sinh cùng thời điểm hoặc sau thời điểm lập hóa đơn thì hóa đơn điện tử đã lập vẫn được xác định là hóa đơn hợp lệ.
Người bán sẽ thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo thời điểm lập hóa đơn. Còn người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Tùy vào ngành nghề kinh doanh như làm dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai, kinh doanh sản phẩm thì thời gian lập hóa đơn xuất ra cũng khác nhau.
Các công ty có bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử không?
Hóa đơn điện tử hiện nay dần chứng minh được những ưu điểm của nó. Tuy nhiên vẫn có một số công ty làm việc theo kiểu truyền thống xuất hóa đơn giấy chứ chưa đăng ký xuất hóa đơn điện tử. Vậy hiện nay Các công ty có bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử không? Các công ty nào được quyền sử dụng hóa đơn điện tử? Hóa đơn điện tử có hiệu lực bao nhiêu lầu? Quy định cho các vấn đề này là:
Căn cứ khoản 1; khoản 2 Điều 59 và Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022) được quy định như sau:
“Điều 59. Hiệu lực thi hành
- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
- Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Điều 60. Xử lý chuyển tiếp - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này được ban hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Trường hợp từ ngày Nghị định này được ban hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này hoặc Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn. - Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày Nghị định này được ban hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này.
- Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.”
Như vậy, theo như những quy định trên, thì từ ngày 01/07/2022 bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Khuyến nghị
LSX là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề uy định về ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử mới nhất thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Công ty LSX luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử mới nhất thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp năm 2023
- Dịch vụ làm lý lịch tư pháp tại Hà Nội
- Làm phiếu lý lịch tư pháp số 1 online như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Hóa đơn thương mại và hóa đơn điện tử chịu sự điều chỉnh của những quy định khác biệt nhau. Mặt khác, không có quy định về chuyển đổi hóa đơn thương mại sang hóa đơn điện tử. Vì vậy, đơn vị có thể tiếp tục sử dụng hóa đơn thương mại trong nghiệp vụ xuất khẩu của mình như thông thường.
Đối với các hóa đơn thương mại không tiếp tục sử dụng thì phải thực hiện việc hủy hóa đơn và việc hủy phải theo đúng quy định của pháp luật.
Một số hoạt động, dịch vụ sau đây làm phát sinh hóa đơn đỏ cụ thể như sau:
– Mua bán hàng hoá dịch vụ, sản phẩm nội địa
– Xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ
– Vận tải trong nước và quốc tế…
Trong trường hợp đặc biệt hơn, hóa đơn đỏ là căn cứ để doanh nghiệp kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra cũng như hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.