Xin chào Luật sư, Tôi là Tiến ở Hải Phòng. Tôi hiện là viên chức thực hiện công tác văn thư tại địa phương. Nhưng trước đây tôi có theo học công nghệ thông tin và có chuyên môn về vấn đề này. Hiện nay bên UBND phường tôi có tuyển dụng vị trí này. Tôi muốn được xin sang làm vị trí này cho đúng chuyên môn nhưng không biết quy định hiện nay về vấn đề này như thế nào? Tôi có thể xin chuyển vị trí làm việc cho đúng chuyên môn trong trường hợp này không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Thay đổi vị trí việc làm của viên chức cho đúng chuyên môn? ” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Viên Chức 2010
Vị trí việc làm của viên chức được hiểu thế nào?
Mỗi người tham gia lao động đều có một vị trí trong doanh nghiệp hoặc nơi mình làm được gọi là vị trí làm việc. Vị trí này sẽ quyết định nhiệm vụ cũng như công tác chuyên môn của mỗi người. Vị trí làm việc có thể có sự thay đổi trong quá trình làm việc tuỳ vào thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động. Khi người lao động thay đổi vị trí làm việc thì những thoả thuận về lương thưởng cũng như nghĩa vụ cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp với vị trí làm việc mới.
Căn cứ theo Điều 7 Luật Viên chức 2010 có quy định như sau:
Vị trí việc làm
- Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó thì vị trí việc làm được hiểu là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Thay đổi vị trí việc làm của viên chức cho đúng chuyên môn?
Nhiều viên chức khi bắt đầu tham gia làm việc tại các cơ quan nhà nước thường lựa chọn làm trái với chuyên môn của mình. Nhưng sau khi công tác một thời gian thì vị trí mà đúng chuyên môn có thể bắt đầu tuyển dụng. Lúc này công chức có thể thực hiện xin thay đổi vị trí làm việc cho đúng với chuyên môn của mình. Việc thay đổi vị trí này cần diễn ra theo một quy trình nhất định và cần có sự giám sát của hai cơ quan quản lý vị trí làm việc khi viên chức thực hiện chuyển giao.
Căn cứ Điều 32 Luật Viên chức 2010 quy định về thay đổi vị trí việc làm đối với viên chức, cụ thể như sau:
Thay đổi vị trí việc làm
- Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
- Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
- Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.
Theo đó, viên chức có thể được thay đổi vị trí việc làm khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu tuyển dụng viên chức cho vị trí việc làm đó;
– Viên chức có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
Như vậy đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn sẽ được thay đổi vị trí việc làm nếu đơn vị của bạn có nhu cầu tuyển dụng cho vị trí đó và đồng thời bạn phải có đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm này.
Viên chức thay đổi vị trí việc làm thì được xếp lương như thế nào?
Khi viên chức thay đổi vị trí làm việc thì đồng nghĩa với việc những chế độ về lương thưởng cũng có sự thay đổi. Bạn sẽ nhận được mức lương mới tương ứng với số năm công tác nhưng cũng được cân nhắc với mức lương trung bình khi bạn đảm nhận vị trí mới. Việc ngạch lương cũng như mức lương có sự thay đổi ra sao còn tuỳ thuộc vào việc bạn hoạt động cho cơ quan nào khi bạnh được thay đổi vị trí làm việc cũng như bạn đảm nhận chức vụ nào, khối lượng công việc ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục II Thông tư 79/2005/TT-BNV quy định về nguyên tắc xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát (sau đây gọi chung là ngạch công chức, viên chức), cụ thể như sau:
II- NGUYÊN TẮC XẾP LƯƠNG
…
3- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức hạng 2 hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát (sau đây gọi chung là ngạch công chức, viên chức).
a) Làm công việc gì thì bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức đó; được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức đó.
b) Việc phân loại kết quả tuyển dụng hoặc kết quả thi nâng ngạch không được dùng làm căn cứ để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch được bổ nhiệm.
c) Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.
Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.
Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).
Trường hợp chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.
d) Khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, thì giữ nguyên ngạch, bậc lương đang hưởng và hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo được đảm nhiệm; nếu ngạch công chức, viên chức đang giữ không phù hợp với chuyên môn theo chức danh lãnh đạo mới được đảm nhiệm thì phải chuyển ngạch.
…
Theo đó, viên chức thay đổi vị trí việc làm thì được xếp lương như sau:
– Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.
– Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.
– Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).
– Trường hợp chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại
- Thủ tục chuyển nhượng thừa kế đất đai theo pháp luật hiện hành
- Quy trình chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu hiện nay
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thay đổi vị trí việc làm của viên chức cho đúng chuyên môn?”. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về lên thổ cư đất trồng cây lâu năm. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
– Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.
– Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.
– Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).
– Trường hợp chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.
Trong công việc, không chỉ riêng viên chức mà người lao động nói chung, có nhiều trường hợp được thay đổi công việc khác nhau.
Theo đó, viên chức có thể thay đổi sang vị trí công việc khác trong các trường hợp: chuyển sang vị trí làm việc mới khi cơ quan có nhu cầu, biệt phái, nghỉ việc.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Viên chức 2010 quy định về thay đổi vị trí việc làm như sau:
Thay đổi vị trí việc làm
Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.
Theo đó, khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
Theo đó, viên chức có thể chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.