Khi bạn thành lập doanh nghiệp theo hình thức chính quy thì ngoài giấy tờ và nguồn vốn thì một trong những điều bạn cần lưu tâm còn có điều lệ công ty. Điều lệ được hiểu như những quy định của các cá nhân cùng nhau đưa ra để phục vụ mục đích điều hành công ty. Điều lệ công ty có nội dung và tính chất khác với nội quy của công ty. Khi bạn soạn thảo điều lệ cũng cần tuân thủ những quy định về điều lệ mới nhất. Vậy những quy định này hiện này như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Mẫu điều lệ công ty TNHH 2024” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Mẫu điều lệ công ty TNHH 2024-Tải xuống mẫu
Điều lệ công ty là bộ quy định được sử dụng trong việc điều hành các doanh nghiệp. Khác với nội quy của công ty có thể do cá nhân doanh nghiệp tự mình đưa ra thì điều lệ công ty cần phải có sự điều chỉnh của quy định pháp luật. Tất cả các điều lệ dù của công ty lớn hay nhỏ đều không thể tự ý đưa ra mà phải có form và mẫu sẵn. Chính vì vậy mẫu điều lệ công ty hiện nay được quy định như thế nào chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người.
Điều lệ là bản thỏa thuận giữa người thành lập công ty với các cổ đông cũng như giữa các cổ đông với nhau. Văn bản này cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luật. Cụ thể như: luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động, luật tài chính, kế toán,…
Mục đích của văn bản này là để ấn định cách tạo lập, hoạt động cũng như giải thể của doanh nghiệp. Điều lệ của công ty được xác lập, hủy bỏ, thay đổi thì phải toàn phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Bản “hiến pháp” này cũng sẽ là căn cứ pháp lý đầu tiên của doanh nghiệp khi có các tranh chấp xảy ra.
Theo Luật doanh nghiệp, điều lệ công ty gồm: điều lệ đăng ký doanh nghiệp cùng với điều lệ được sửa đổi hay bổ sung trong quá trình hoạt động. Điều lệ công ty được chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại hình công ty. Nó cũng sẽ tùy thuộc vào quy định của pháp luật về tổ chức quản lý, tổ chức bộ máy của từng loại hình công ty. Dưới đây là mẫu điều lệ của 03 loại hình công ty phổ biến nhất bắt buộc phải làm:
- Đối với công ty cổ phần: Công ty phải thực hiện mẫu điều lệ dành cho công ty cổ phần.
- Đối với công ty TNHH một thành viên: Công ty phải thực hiện mẫu điều lệ dành cho công ty TNHH 1 thành viên
- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Công ty phải thực hiện mẫu điều lệ dành cho công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên.
Hãy lưu ý rằng: Các điều lệ mẫu theo quy định của pháp luật đã được ban hành cho mỗi loại hình doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần tuỳ chỉnh theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp mình khi tham khảo.
>> Xem thêm: hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Điều lệ công ty TNHH sở hữu những đặc điểm gì?
Điều lệ công ty là văn bản pháp lý quan trọng và có những đặc điểm riêng biệt tạo nên dấu ấn cá nhân. Đây có thể được coi là căn cứ pháp lý đầu tiên được lập và cũng là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để giải quyết các tranh chấp khi có các tranh chấp xảy ra trong quá trình điều hành doanh nghiệp hay khi doanh nghiệp có những yếu tố bất ngờ cần phải có sự phân định của điều lệ.
Điều lệ công ty được xem như là bản “hiến pháp” hay luật cơ bản nhất của mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của điều lệ công ty TNHH sở hữu:
- Điều lệ công ty TNHH là căn cứ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất để giải quyết tranh chấp khi xảy ra. Các tranh chấp và các vấn đề phát sinh của doanh nghiệp sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào điều lệ công ty để đưa ra phương hướng giải quyết.
- Điều lệ công ty TNHH sẽ được doanh nghiệp tự lập nên. Thêm vào đó, các nội dung cần được căn cứ theo các quy định về pháp luật doanh nghiệp. Đặc biệt là không được trái với các quy định mà pháp luật ban hành.
- Điều lệ được tạo lập bởi công ty TNHH là bản cam kết về việc thành lập công ty, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Đối tượng thực hiện cam kết ở đây là chủ sở hữu hoặc các thành viên của công ty.
- Khi có quyết định xác lập, sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ điều lệ của công ty, doanh nghiệp phải thực hiện và tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
- Điều lệ của công ty sẽ thường bao gồm: Điều lệ đăng ký doanh nghiệp cùng với điều lệ được sửa đổi cũng như bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Quy định pháp luật về điều lệ công ty
Nhiều điều bạn cần phải lưu ý khi thực hiện soạn thảo bộ điều lệ công ty hợp lý cho doanh nghiệp của mình. Đầu tiên những điều mà bạn soạn thảo thành điều lệ phải không được vi phạm các quy định của pháp luật. Những điều này cần nằm trong quy định của luật doanh nghiệp và các quy định nhỏ do loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn tạo lập tạo nên.
Điều 23 của Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định rõ nội dung và điều lệ công ty. Nó đã được tiếp tục kế thừa và bổ sung tại Điều 24 của Luật doanh nghiệp 2020. Theo khoản 1 Điều 24 của Luật doanh nghiệp 2020 thì: “Điều lệ công ty bao gồm điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động”
Theo khoản 2 điều 24 của Luật doanh nghiệp 2020 thì điều lệ công ty phải đảm bảo đầy đủ nội dung chủ yếu mà Luật Doanh nghiệp quy định. Nó cũng không được trái với các quy định của pháp luật có liên quan. Cụ thể như: bộ luật dân sự, Luật thương mại, pháp luật về thuế và kế toán,…
Tại khoản 2 Điều 25 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp phải có họ, tên, chữ ký của những đối tượng sau:
- Đối với công ty hợp danh: Đối tượng sẽ là các thành viên hợp danh.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Chủ sở hữu công ty (cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật).
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Cá nhân và người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Đối với công ty cổ phần: Đối tượng sẽ là cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền của cổ đông thành lập cty cổ phần
Theo khoản 4 Điều 24 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì khi họ, tên và chữ ký của những người sau đây sẽ bắt buộc phải có khi sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty:
- Đối với công ty hợp danh: Đối tượng sẽ là chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Đối với công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hay người đại diện theo pháp luật công ty.
- Đối với công ty TNHH hai thành viên: Đối tượng sẽ là người đại diện theo pháp luật công ty.
- Đối với công ty cổ phần: Đối tượng sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Bên cạnh các quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 và các quy định pháp luật khác, điều lệ và các tài liệu nội bộ khác cũng điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lý hoạt động hay tổ chức lại, giải thể của các doanh nghiệp. Điều lệ và các tài liệu nội bộ khác sẽ bao gồm các quy chế quản lý nội bộ cùng các sổ đăng ký.
Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì điều lệ của doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải có. Điều này lại chỉ áp dụng bắt buộc đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì các thành viên hoặc cổ đông sáng lập của công ty bắt buộc trên cần nộp dự thảo điều lệ của công ty cho cơ quan đăng ký kinh doanh.Điều lệ công ty đều có mẫu tham khảo tại các cơ quan đăng ký kinh doanh ở từng địa phương. Tại thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều lệ của công ty sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Điều lệ doanh nghiệp là văn bản nội bộ quan trọng nhất của doanh nghiệp. Đây là văn bản đầu tiên mà các thành viên sáng lập ký vào để cùng nhau thực hiện quản trị điều hành doanh nghiệp. Các văn bản trong nội bộ công ty phải tuân thủ theo điều lệ công ty về nội dung.
Điều lệ doanh nghiệp được coi như bản “Tuyên ngôn độc lập” của doanh nghiệp để thể hiện những thỏa thuận của các chủ sở hữu doanh nghiệp về toàn bộ các vấn đề của doanh nghiệp. Cụ thể như: quản trị điều hành, chia lợi nhuận cổ tức, tăng giảm vốn điều lệ,… Điều lệ chi tiết sẽ bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.
Mục tiêu của điều lệ là giải quyết tất cả vấn đề về nguyên tắc quản trị hay điều hành trong công ty. Thêm vào đó là các mối quan hệ của bộ phận quản trị điều hành doanh nghiệp của công ty. Vì vậy, điều lệ tốt thì cần làm căn cứ để người ta có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quản trị điều hành công ty.
Mời bạn xem thêm
- Quy trình tiếp nhận công chức chuyển công tác như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao thiết bị cho mượn mới năm 2024
- Mẫu đơn đề nghị đo đạc đất mới năm 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu điều lệ công ty TNHH 2024“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Điều 24 của Luật doanh nghiệp 2020 có quy định cụ thể về nội dung của điều lệ công ty. Bản điều lệ chuẩn mẫu đối với công ty TNHH 1 thành viên thường sẽ bao gồm các nội dung sau đây:
Tên gọi, địa chỉ của trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có) của công ty;
Ngành, nghề được đăng ký kinh doanh của công ty;
Vốn điều lệ hiện đang có của công ty;
Thông tin cơ bản của chủ sở hữu như: Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch,…;
Cơ cấu tổ chức cũng như quản lý hiện tại của công ty;
Số lượng, chức danh quản lý cũng như quyền, nghĩa vụ của người đại diện doanh nghiệp;
Thể thức thông qua quyết định của công ty cùng với nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
Phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng cho người quản lý và kiểm soát viên;
Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế hay xử lý lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp;
Các trường hợp về giải thể, trình tự giải thể cùng thủ tục thanh lý tài sản của công ty;
Thể thức sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ công ty theo quy định pháp luật.
Điều lệ là bản thỏa thuận giữa người thanh lap cong ty với các cổ đông cũng như giữa các cổ đông với nhau. Văn bản này cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luật. Cụ thể như: luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động, luật tài chính, kế toán,…