Lệ phí nâng hạng C lên D bao nhiêu tiền?

bởi Anh
Lệ phí nâng hạng C lên D bao nhiêu tiền

Xin chào Luật sư, tôi hiện đang là tài xế lái xe taxi trong thành phố nhưng có định hướng muốn nâng hạng bằng để lái được nhiều loại xe khác nhau kiếm thêm thu nhập. Bằng lái hiện nay của tôi là bằng loại C và tôi có ý định thi lên bằng loại D. Nhưng việc nâng hạng bằng hiện nay đã có khá nhiều sự thay đổi và điều chỉnh về phí nên tôi muốn tham khảo thêm về lệ phí của vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Lệ phí nâng hạng C lên D bao nhiêu tiền?” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 12/2017/TT-BGTVT

Đối tượng nào được nâng bằng lái xe từ C lên D?

Bằng lái xe hiện nay có nhiều cấp độ khác nhau dành cho nhiều mục đích nhu cầu khi bạn sử dụng phương tiện để tham gia giao thông cũng như phục vụ cho công việc. Khi bạn thi bằng lái sẽ luôn là mức bằng sơ cấp sau đó sẽ được nâng lên dần qua các lần thi nâng hạng bằng.

Không phải ai cũng có thể nâng bằng lái xe từ C lên D. Đối tượng muốn có bằng hạng D, cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú và làm việc tại Việt Nam.
  • Độ tuổi từ 24 trở lên tính đến ngày thi sát hạch.
  • Trình độ học vấn phải tốt nghiệp THCS hoặc các cấp học tương đương.
  • Có thời gian điều khiển các loại phương tiện hạng C từ 3 năm trở lên.
  • Có số km lái xe an toàn tối thiểu là 50.000km.
  • Có điều kiện sức khỏe đáp ứng theo quy định. Giấy khám sức khỏe phải được cấp bởi bệnh viện và cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
  • Có bằng lái xe hạng C còn hạn sử dụng.
  • Bộ hồ sơ đăng ký nâng hạng có các giấy tờ và thông tin hợp lệ.

>>Xem thêm: chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

Lệ phí nâng hạng C lên D bao nhiêu tiền
Lệ phí nâng hạng C lên D bao nhiêu tiền

Lệ phí nâng hạng C lên D bao nhiêu tiền?

Việc nâng hạng bằng từ hạng C lên hạng D hiện nay càng phổ biến và được nhiều người quan tâm. Ngoài các điều kiện cần lưu ý về kỹ năng và sức khoẻ thì lệ phí nâng hạng bằng cũng là những điều mà bạn cần quan tâm. Hiện nay mức phí nâng hạng bằng từ hạng C lên D khá hợp lý cho những người muốn thực hiện thủ tục này.

Mức chi phí phải bỏ ra khi nâng bằng C lên D sẽ đắt hơn so với phí nâng bằng B lên C và các loại bằng khác. Nhìn chung, không có một chi phí cố định nào cho việc nâng bằng C lên D. Nó sẽ phụ thuộc vào khu vực sinh sống hay tiêu chí đào tạo của từng trung tâm. Giao động trong khoảng từ 5.000.000 – 9.000.000 đồng. Số tiền này bao gồm:

Chi phí học

Chi phí học đóng cho các trung tâm đào tạo từ 5.000.000 – 7.000.000đ (Phí này đã bao gồm làm hồ sơ, phí khám sức khỏe, phí chụp hình,…). Một số trung tâm sẽ miễn phí khám sức khỏe cho các học viên.

Chi phí thi sát hạch

Ngoài chi phí học, còn có phí nộp tại sân trong ngày thi sát hạch tổng là 585.000đ, gồm có:

  • Phí thi lý thuyết: 90.000đ.
  • Phí thực hành lái xe đường trường: 60.000đ.
  • Phí thực hành lái xe trong sa hình: 300.000đ.
  • Phí in bằng: 135.000đ.

Trên đây chỉ là báo giá tham khảo ở mức tương đối, mức phí sẽ tăng dần theo các năm.

Lệ phí nâng hạng C lên D bao nhiêu tiền
Lệ phí nâng hạng C lên D bao nhiêu tiền

Vì sao nên nâng bằng lái từ C lên D?

Việc nâng hạng bằng sẽ giúp bạn có nhiều lợi ích về nhiều mặt đặc biệt là đối với những người đang hành nghề lái xe thì việc nâng hạng bằng là điều bạn phải thực sự quan tâm và lưu ý. So với giấy phép lái xe hạng C, bằng lái hạng D mang đến cho các bác tài nhiều lợi ích thực tế hơn, trong đó bao gồm cả lợi ích về mặt tài chính. Hãy cùng bài viết liệt kê 2 lý do cốt yếu lý giải vì sao nên nâng hạng bằng lái từ C lên D bạn nhé.

Nâng bằng từ C lên D giúp bác tài lái được nhiều loại xe hơn

Căn cứ theo khoản 8 điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có giấy phép lái xe hạng C được điều khiển tất cả các loại xe quy định tại hạng B1, B2 và một số loại phương tiện có tải trọng trên 3,5 tấn:

  • Xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng có tải trọng từ 3,5 tấn trở lên
  • Máy kéo rơ moóc có tải trọng trên 3.5 tấn 
  • Xe ô tô chở người có 9 chỗ ngồi (đã tính luôn vị trí của tài xế) 

Trong khi đó, nếu có bằng lái xe hạng D, lái xe được phép điều khiển các loại phương tiện sau đây: 

  • Toàn bộ các loại xe quy định tại hạng B (bao gồm cả B1, B2) và hạng C. 
  • Xe ô tô chở tối đa 30 chỗ ngồi, đã tính cả vị trí ngồi của tài xế

Giấy phép lái xe hạng D giúp tài xế có thêm nguồn thu nhập 

Với bằng lái hạng D, các bác tài được phép kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách lên đến 30 chỗ ngồi (đã tính luôn vị trí ngồi của tài xế). Nắm bắt lợi thế này, bạn có thể dễ dàng kiếm thêm một khoản thu nhập ổn định để phụ giúp gia đình. 

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Lệ phí nâng hạng C lên D bao nhiêu tiền?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có thể học để lấy bằng lái xe hạng D trực tiếp hay không?

Rất nhiều người muốn học bằng lái xe hạng D trực tiếp luôn mà không quá bước nâng bằng. Nhưng điều này hoàn toàn không thể, vì bằng lái xe hạng D yêu cầu bắt buộc phải nâng hạng từ các loại giấy phép lái xe ô tô khác lên. Bạn có thể nâng lên bằng D từ hạng B2 hay C.
Bằng lái xe hạng D là loại giấy phép dành cho tài xế điều khiển các phương tiện giao thông hạng nặng. Chính vì vậy, nếu không có kinh nghiệm lái xe ô tô trước đó, chắc chắn bạn sẽ không thể điều khiển. Yêu cầu bắt buộc là bạn phải có kinh nghiệm lái xe từ 3-5 năm và có số km an toàn nhất định. Ngoài ra, cần làm đúng các thủ tục lên hạng bằng lái xe từ B hay C.

Bằng lái xe hạng D chạy được xe gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Phân hạng giấy phép lái xe
…..
Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
…..
Như vậy, người có bằng lái xe hạng D chạy được xe bao gồm:
– Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm