Thế nào là giấy ủy quyền hợp pháp theo luật?

bởi Anh
Thế nào là giấy ủy quyền hợp pháp theo luật

Việc uỷ quyền cho người khác thực hiện các công việc khi mình không thể trực tiếp thực hiện là nhu cầu của rất nhiều người. Chính vì vậy thủ tục uỷ quyền đã ra đời. Việc uỷ quyền này sẽ giúp cho các cá nhân có thể thực hiện được những công việc quan trọng mà không cần trực tiếp thực hiện. Uỷ quyền cũng có thể được sử dụng trong việc tổ chức giao việc cho cá nhân. Vậy thế nào là uỷ quyền hợp pháp theo luật? Mời bạn tham khảo bài viết “Thế nào là giấy ủy quyền hợp pháp theo luật?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp luật

  • Bộ luật Dân sự 2015

Ủy quyền là gì?

Cụm từ uỷ quyền thường xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống của chúng ta. Ta thường nghe thấy uỷ quyền cho người này hoặc người kia để thực hiện một công việc nào đó nhưng không phải ai cũng hiểu được định nghĩa của việc uỷ quyền là gì? Vậy thực chất của việc uỷ quyền là gì?

Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).

>> Xem thêm: Đi đăng kiểm trước thời hạn có được không

Thế nào là giấy ủy quyền hợp pháp theo luật
Thế nào là giấy ủy quyền hợp pháp theo luật

Thế nào là giấy ủy quyền hợp pháp theo luật?

Vì uỷ quyền thực chất là bạn đang cho phép một người nào đó được nhân danh bạn, trao quyền lợi của bạn cho một người khác để thực hiện một công việc nào đó nên những quy định về việc uỷ quyền hiện nay được quy định rất chặt chẽ. Cụ thể về nội dung của giấy uỷ quyền như sau:

Giấy ủy quyền cần đảm bảo các nội dung ủy quyền không được trái với các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015:

– Bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử;

– Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận;

– Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

– Xác lập, thực hiện, chấm dứt ủy quyền một cách thiện chí, trung thực;

– Không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;

– Các bên phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

Thế nào là giấy ủy quyền hợp pháp theo luật
Thế nào là giấy ủy quyền hợp pháp theo luật

Hình thức của Giấy ủy quyền được quy định như thế nào?

Ngoài những quy định nghiêm ngặt về nội dung của giấy uỷ quyền thì hình thức giấy uỷ quyền cũng là điều mà nhiều người cần lưu ý. Việc uỷ quyền có thể được thực hiện bằng miệng không? Uỷ quyền có bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản hay không?

Trước đây, tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật Dân sự 2005 quy định, hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.

Tuy nhiên, đến khi Bộ luật Dân sự 2015 ra đời, vấn đề hình thức ủy quyền không được nêu ra, việc ủy quyền thế nào, bằng hình thức gì do luật chuyên ngành điều chỉnh.

Bên cạnh đó, cũng xin nói rõ, cả Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 đều không có điều khoản hay quy định cụ thể nào về hình thức Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền lại được ghi nhận tại nhiều văn bản khác, điển hình như:

  • Tại khoản 1 Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền

  • Tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe:

Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác.

Hình thức của Giấy ủy quyền có thể theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, hiện nay không có văn bản nào quy định tập trung về hình thức của Giấy ủy quyền.

Trong một số trường hợp yêu cầu ủy quyền phải lập thành văn bản và có cả trường hợp yêu cầu văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực như:

Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực (Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP).

Như vậy, tùy từng trường hợp mà Giấy ủy quyền phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Thế nào là giấy ủy quyền hợp pháp theo luật?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.
Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:
– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
– Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
– Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền?

Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:
– Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
– Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm