Khi đi làm chúng ta sẽ thường gặp phải những trường hợp cần nghỉ do các vấn đề về sức khoẻ. Nhìn chung các công ty hiện nay đều có quỹ thời gian nghỉ cho nhân viên trong những trường hợp này. Tuy nhiên nếu bạn gặp những vấn đề sức khoẻ lớn, cần thời gian hồi phục lâu thì việc tìm hiểu những quy định liên quan đến dưỡng sức sau khi ốm là vô cùng cần thiết. Vậy hiện nay việc nghỉ dưỡng sức sau ốm đau được quy định như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau ốm đau 2024” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019
Điều kiện nghỉ dưỡng sức sau ốm đau
Khi bị ốm bạn có thể xin doanh nghiệp nơi bạn đang làm việc cho bạn nghỉ theo chế độ. Nhưng có những vấn đề sức khoẻ kéo dài hơn thời gian dự tính nên người lao động phải xin nghỉ dưỡng sức sau ốm. Vậy quy định về điều kiện nghỉ dưỡng sức sau ốm đau như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019 và khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, điều kiện nghỉ dưỡng sức sau ốm đau của người lao động bao gồm:
(1) Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc mà nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên/năm (tính cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành).
(2) Người lao động trở lại làm việc mà trong 30 ngày đầu trở lại làm việc, sức khỏe vẫn chưa phục hồi.
Lưu ý:
– Mốc thời gian 30 ngày kể trên được tính theo ngày bình thường, không phải ngày làm việc.
– Nếu người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
>> Xem thêm: Tai nạn lao động ai chịu trách nhiệm
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau ốm đau
Một trong những điều mà người lao động cũng quan tâm về vấn đề này đó là thời gian nghỉ dưỡng sức sau ốm đau. Hiện nay thời gian nghỉ dưỡng sức sau ốm đau thường là từ 05 ngày đến 10 ngày trong 1 năm. Thời gian này được chia đều và khấu trừ cho các lần nghỉ.
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau ốm đau là từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm. Cụ thể, khoản 2 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
– Người lao động sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày: Được nghỉ tối đa 10 ngày/năm.
– Người lao động sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật: Được nghỉ tối đa 07 ngày/năm.
– Các trường hợp khác được nghỉ 05 ngày/năm.
Số ngày nghỉ dưỡng sức sau ốm đau cụ thể do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức sau ốm đau trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
Việc xác định thời gian tối đa được hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau được căn cứ theo lần nghỉ ốm đau cuối cùng trong năm trước khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (ốm đau thuộc danh mục bệnh dài ngày hay ốm đau do phải phẫu thuật hay ốm đau khác).
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau ốm đau 2024-Tải xuống mẫu
Vậy nếu bạn muốn xin nghỉ dưỡng sức sau ốm đau mà còn chưa biết phải sử dụng mẫu đơn nào thì có thể tham khảo mẫu đơn dưới đây của chúng tôi. Đây là mẫu đơn cơ bản nhất khi bạn muốn xin nghỉ dưỡng sức sau ốm đau. Mong rằng có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Mời bạn xem thêm
- Quy định độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội 2024
- Thủ tục thu hồi biển số xe 2024
- Mẫu hợp đồng giảng dạy ngắn hạn 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau ốm đau 2024“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau được quy định như sau:
Tiền chế độ dưỡng sức sau ốm đau = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ
Trong đó:
Số ngày nghỉ được xác định như sau:
– Người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày: Được nghỉ tối đa 10 ngày/năm.
– Người lao động nghỉ ốm do phải phẫu thuật: Được nghỉ tối đa 07 ngày/năm.
– Các trường hợp khác: Được nghỉ 05 ngày/năm.
Mức lương cơ sở hiện hành = 1,8 triệu đồng/tháng.
Theo đó, người lao động nghỉ dưỡng sức sau ốm đau có thể được trợ cấp từ 2,7 đến 5,4 triệu đồng.
Căn cứ Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019, thủ tục hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau do người sử dụng lao động chủ động thực hiện.
Hồ sơ bao gồm: Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Mẫu 01B-HSB do người sử dụng lao động tự lập (theo hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019).
Thủ tục nhận tiền dưỡng sức sau ốm đau:
Bước 1: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thời hạn: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hồ sơ và chi trả tiền dưỡng sức sau ốm đau.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.