Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ là những đối tượng luôn nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước cũng như những người xung quanh. Đây là nhóm đối tượng đặc biệt để xét những điều kiện về quyền lợi và nghĩa vụ. Vậy trong trường hợp những người này phạm tội hình sự thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Để làm rõ vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết “Người phạm tội có con nhỏ có phải chịu trách nhiệm hình sự không?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Hình sự năm 2015
Người phạm tội có con nhỏ có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Nhiều trường hợp người phạm tội là phụ nữ và đang phải nuôi con nhỏ, vậy những trường hợp này người phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Hiện nay những trường hợp này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nhà nước cũng tạo điều kiện những người này được hoãn thi hành án đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
– Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
+ Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
+ Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
+ Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
– Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Theo đó, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
>> Xem thêm: cách tra cứu mã định danh học sinh
Người bị kết án liên tục có thai để hoãn chấp hành hình phạt tù thì xử lý như thế nào?
Tuy đây là một chính sách nhân đạo của nhà nước nhằm tạo điều kiện cho những người làm mẹ cũng như những đứa trẻ khi được sinh ra có thể nhận được sự chăm sóc của mẹ nhưng nhiều người cũng lợi dụng quy định này để liên tục mang thai nhằm mục đích hoãn thi hành án. Vậy đối với hành vi này thì việc hoãn thi hành án có được chấp nhận hay không?
Tại Mục II.4 Văn bản Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ 01/2017/GĐ-TANDTC do Tòa án nhân dân tối cao ban hành 2017 thì:
“Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015) thì người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong trường hợp “Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi”.
Như vậy, nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.”
Như vậy, có thể mang thai và sinh con liên tục để hoãn chấp hành hình phạt tù mà không có giới hạn mặc dù mục đích để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.
Ai có thẩm quyền ra Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù cho phụ nữ có thai?
Để người đang nuôi con nhỏ, người có thai có thể hoãn thi hành án thì cần có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy ai là người có thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án cho người có thai và người đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi? Mời bạn tham khảo thông tin sau:
Theo Điều 21 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự:
– Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.
– Ra quyết định hoặc hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định đình chỉ thi hành án; quyết định miễn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án; quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành án phạt tù; quyết định kéo dài thời hạn trục xuất; quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
– Xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình.
– Gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.
– Ra quyết định tiếp nhận phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án, chuyển giao phạm nhân là người nước ngoài.
– Ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự theo thẩm quyền.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Theo đó, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ mang thai.
Mời bạn xem thêm
- Cách tính thuế trước bạ xe máy mới 2024
- Thủ tục hoàn trả tiền bảo hiểm thất nghiệp 2024
- Quy định độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Người phạm tội có con nhỏ có phải chịu trách nhiệm hình sự không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định thì phụ nữ đang nuôi con nhỏ sẽ được tạm hoãn chấp hành phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Hồ sơ hoãn đề nghị chấp hành án phạt tù bao gồm:
Bản sao bản án hoặc bản sao trích lục bản án hình sự;
Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
Văn bản đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện (trường hợp Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù);
Đơn xin hoãn chấp hành hình phạt tù của người bị kết án (trường hợp người bị kết án xin hoãn chấp hành hình phạt tù). Đơn của người thân thích của người bị kết án hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, của chính quyền địa phương nơi người bị kết án thường trú (trường hợp không có đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan Công an và người bị kết án tại ngoại không thể tự mình làm đơn đề nghị);
Đối với người bị kết án bị bệnh nặng phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị kết án. Đối với người bị nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS thì chỉ cần kết quả xét nghiệm bị nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế và trong hồ sơ bệnh án phải xác định rõ là đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu (trường hợp đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù vì lý do người bị kết án bị bệnh nặng).
Đối với người bị kết án có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi phải có kết luận về tình trạng mang thai của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bản sao giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.
Đối với người bị kết án là lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt thì phải có bản tường trình có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.
Đối với người bị kết án do nhu cầu công vụ thì phải có văn bản hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc trưng dụng người bị kết án phạt tù cần phải thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể.
Chứng minh thư (thẻ căn cước công dân, hộ chiếu), sổ hộ khẩu (bản photo công chứng);
Các tài liệu khác liên quan (nếu có).