Việc xuất nhập hoá đơn là những đầu việc quan trọng cần thực hiện hàng ngày bởi các kế toán. Hiện nay, các cơ quan nhà nước cũng như cơ quan thuế thực hiện quản lý nguồn thu chi của doanh nghiệp thông qua hoá đơn nên việc nhập xuất hoá đơn đúng đủ và kịp thời lại càng trở nên quan trọng hơn. Tuy nhiên cũng có những trường hợp kế toán của các doanh nghiệp quên xuất hoá đơn. Vậy những trường hợp như vậy sẽ bị xử phạt như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu tiền? ” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 219/2013/TT-BTC
Những trường hợp không phải xuất hóa đơn
Hoá đơn là giấy tờ thể hiện giao dịch giữa hai chủ thể với nhau trong một lĩnh vực nào đó. Chúng ta sẽ có những loại hoá đơn như hoá đơn mua bán hàng hoá, hoá đơn điện tử, hoá đơn cung cấp dịch vụ. Những hoá đơn này đều được quy định cụ thể và chịu sự kiểm tra, quản lý của cơ quan thuế.
Căn cứ theo thông tư 119/2014/TT-BTC quy định những trường hợp không cần xuất hóa đơn như sau:
– Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh hay đảm bảo tính liên tục trong ciệc cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh thì không phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng, nộp thuế giá trị gia tăng.
– Các trường hợp đơn vụ kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao tài sản, các đơn vị kinh doanh không cần phải lập hóa đơn.
– Các trường hợp xuất vật tư, thiết bị, máy móc, hàng hóa dưới hình thức cho vay, mượn, hoàn trả, nếu có đầy đủ hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, đúng quy định thì đơn vị kinh không phải lập hóa đơn, tính hay nộp thuế giá trị gia tăng.
– Đối với các đơn vị kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, co sự luân chuyển nội bộ nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh không phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra, các đơn vị kinh doanh cần phải có những quy định rõ ràng với đối tượng và hạn mức hàng hóa dịch vụ được sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.
Những trường hợp không phải xuất hóa đơn theo thông tư 219/2013/TT-BTC các trường hợp không cần kê khai hóa đơn và không cần nộp thuế như sau:
– Các khoản thu – nhận tiền thưởng, hỗ trợ, bồi thường, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác, đơn vị chỉ cần lập chứng từ thu theo quy định
– Các giao dịch mua dịch vụ từ tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân không cư trú tại Việt Nam nhưng các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
– Các giao dịch bán tài sản của các tổ chức, cá nhân không kinh doanh và không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng
– Giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có chịu thuế giá trị gia tăng của các tổ chức, cá nhân cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Các tài sản cố định đang sử dụng nhưng đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn; hoặc điều chuyển giữa các đơn vị thành viên bởi một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn nhằm phục vụ cho mục đích hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì không cần phải lập hoá đơn và kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng
– Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp….
– Trường hợp thu đòi người thứ 3 đối với hoạt động bảo hiểm
– Các khoản thu hộ nhưng không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị kinh doanh.
– Doanh thu từ việc hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý, doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý thì không cần phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 7 điều 3 thông tư 26/2015/TT-BTC thì có quy định rằng hàng hóa xuất kho nhưng được luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không cần phải lập hóa đơn.
Như vậy thì trong những trường hợp trên là sẽ không cần phải xuất hóa đơn còn những trường hợp khác mà không xuất hóa đơn theo quy định thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: thủ tục đính chính thông tin sổ đỏ
Không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu tiền?
Không xuất hoá đơn có hai trường hợp: thứ nhất người bán không xuất hoá đơn vì quên những giao dịch đã thực hiện và trường hợp hai là người bán cố tình không lập hoá đơn với mục đích trục lợi cụ thể hơn là trốn thuế. Vậy với từng trường hợp thì các hành vi này có thể bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ. Theo đó
Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:
– Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ
– Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ, đến số lớn nhưng khác quyển( dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
– Lập sai hóa đơn theo quy định đã giao cho người khác mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác lập nghĩa vụ nộp thuế
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
– Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, hoàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, trừ trường hợp pháp luật có quy định
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
– Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Lập hóa đơn không theo thứ tự từ nhỏ đến số lớn theo quy định
– Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế
– Lập sai hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã khai thuế, trừ trường hợp bị phạt cảnh cáo theo quy định
– Lập hóa đơn điện từ khi chưa có thông báo chấp nhận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế
– Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh
– Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định trên.
Biện pháp khắc phụ hậu quả: buộc lập hóa đơn khi người mua có yêu cầu.
Như vậy thì đối với trường hợp không lập hóa đơn thì có thể bị xử phạt lên đến 20.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ hành vi vi phạm.
Hệ thống cấp mã của cơ quan thuế bị lỗi không xuất được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì xử lý như thế nào?
Hiện nay, việc xuất nhập hoá đơn được thực hiện thông qua hệ thống điện tử và có sự giám sát của cơ quan thuế. Tuy nhiên cũng có những trường hợp hệ thống điện tử này gặp những lỗi nhất định và không thể xuất được hoá đơn. Vậy những trường hợp như vậy sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định Điều 20 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên.
Tổng cục Thuế lựa chọn một số tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử có đủ điều kiện để ủy quyền cấp mã hóa đơn điện tử trong trường hợp hệ thống của cơ quan thuế gặp sự cố.
– Trường hợp chưa khắc phục được sự cố của cơ quan thuế thì trong thời gian này, cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng.
– Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục, cơ quan thuế thông báo để các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG.
Mời bạn xem thêm
- Ghi nợ tiền sử dụng đất quá 5 năm phải làm như thế nào?
- Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024
- Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu tiền?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ theo Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
* Đối với công chức thuế
– Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
– Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
– Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
* Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
– Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
– Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
– Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
– Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP) khi người mua có yêu cầu.