Xin chào Luật sư, Tôi có một số vấn đề liên quan đến pháp luật mong được Luật sư giải đáp. Tôi và anh H nhà hàng xóm có xảy ra mâu thuẫn do vấn đề liên quan đến tường rào. Ngày 16/06, anh H có sang nhà tôi tiếp tục thảo luận về vấn đề xây lại tường rào nhưng sau đó do không thể đi đến kết luận cuối cùng nên anh H đã đập phá một số đồ đạc trong nhà tôi với giá trị lên đến trên 30 triệu đồng. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này anh H có bị xử phạt về tội phá hoại tài sản không? Và mức xử phạt quy định như thế nào?
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Cố ý phá hoại tài sản của người khác bị xử phạt như thế nào? ” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Như bạn đã chia sẻ thì hàng xóm của nhà bạn có hành vi đập phá đồ đạc trong nhà bạn gây thiệt hại lên đến 30 triệu đồng. Trong trường hợp bạn có trình báo cũng như có chứng cứ, nhân chứng ghi lại quá trình này thì người hàng xóm đó có thể bị xử lý đối với tội cố tình làm hư hỏng tài sản của người khác.
Hủy hoại (hay phá hoại) tài sản của người khác là hành vi làm cho tài sản bị mất đi giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản đó. Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật Hình sự 2015) quy định về loại tội này như sau:
“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
- Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Khi phân tích tội phạm những yếu tố liên quan đến mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể hoặc khách thể đều cần được phân tích và làm rõ. Những căn cứ đó mới đưa ra kết luận là người thực hiện hành vi trong trường hợp đó có được coi là phạm tội hay không?
Người phạm tội khi thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mong muốn sẽ làm giảm đáng kể giá trị sử dụng hoặc làm cho tài sản không còn giá trị sử dụng. Do đó, tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được thực hiện do cố ý.
Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội là tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại. Nếu người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội có mục đích khác thì trong trường hợp này việc huỷ hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản chỉ là phương pháp để đạt được mục đích đó và tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng.
>> Xem thêm: Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại
Cố ý phá hoại tài sản của người khác bị xử phạt như thế nào?
Hành vi phá hoại tài sản của người khác là hành vi quy định trong bộ luật hình sự. Có nhiều mức xử phạt với những khung xử phạt khác nhau cho các đối tượng thực hiện hành vi này. Chi tiết bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây của chúng tôi:
Khung hình phạt thấp nhất
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Như vậy, giá trị tài sản bị làm hư hỏng hoặc hủy hoại phải trong khoảng từ 2 triệu đến dưới 50 triệu.
Nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì giá trị tài sản dưới 2 triệu vẫn xử lý, điều đó có nghĩa là không phụ thuộc vào tài sản có giá trị là bao nhiêu chỉ cần xác định được giá trị là xử lý về tội phạm này, cụ thể:
-Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
– Tài sản là di vật, cổ vật.
Khung hình phạt tăng nặng
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Có tổ chức;
– Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Tài sản là bảo vật quốc gia;
– Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
– Để che giấu tội phạm khác;
– Vì lý do công vụ của người bị hại;
– Tái phạm nguy hiểm,
Như vậy, nếu chỉ nhìn vào giá trị tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại thì tài sản phải có giá trị từ 50 triệu đến dưới 200 triệu mới xử lý về khung hình phạt này.
Khung hình hạt cao nhất
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Khung hình phạt bổ sung
Ngoài 4 khung hình phạt chính được nêu từ điểm 1 đến điểm 4 thì người phạm tội có thể sẽ bị xử phạt bổ sung như sau: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hành vi hủy hoại tài sản, tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là vi phạm pháp luật, trên cơ sở quy định của pháp luật, đối tượng vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét, làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan chức năng sẽ ban hành hướng xử lý trách nhiệm tùy thuộc vào các yếu tố liên quan như khách quan, chủ quan của hành vi. Do đó, để tránh vi phạm quy định với hành vi này, mỗi cá nhân cần thực sự cẩn trọng, trường hợp cần thiết hoàn toàn có thể đề nghị sự hướng dẫn, trợ giúp pháp lý từ cơ quan chuyên môn hoặc từ chính quyền địa phương để giải quyết mâu thuẫn, tránh những vi phạm đáng tiếc xảy ra chỉ vì sự bộc phát nhất thời.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024
- Xử lý tài sản trên đất bị thu hồi như thế nào?
- Quy định về đấu thầu vật tư y tế như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cố ý phá hoại tài sản của người khác bị xử phạt như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hậu quả của hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản bị huỷ hoại hoặc hư hỏng. Ở đây Điều luật đã cụ thể hóa thiệt hại về tài sản (hậu quả) bằng chính giá trị tài sản bị thiệt hại để làm tình tiết định khung hình phạt. Giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản, theo đó, là thiệt hại do hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng gây ra chứ không phải giá trị hoặc giá trị sử dụng ban đầu của tài sản khi chưa bị huỷ hoại hoại hoặc làm hư hỏng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 178 thì thiệt hại gây ra do hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản phải từ 2.000.000 đồng trở lên thì người có hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu thiệt hại dưới 2.000.000 đồng thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chỉ là quan hệ sử hữu tài sản. Đây là một điểm khác biệt đối với những tội chiếm đoạt tài sản khác như tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản,… vì tội này không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Vì vậy, nếu hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm độc lập khác.