Tách thửa là hoạt động thường thấy ở lĩnh vực đất đai. Việc tách thửa có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau như chia nhỏ diện tích đất làm thành nhiều sổ để chuyển nhượng hoặc chia thừa kế hay chia nhỏ để xây dựng. Dù vì lý do gì thì khi thực hiện việc tách thửa đất đều phải thực hiện theo quy định pháp luật. Trong vậy với những loại đất khác nhau có phải thực hiện thủ tục khác nhau không? Mời bạn đón đọc bài viết “Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp 2024” dưới đây của LSX để tìm hiểu thêm những quy định về việc tách thửa đối với đất nông nghiệp.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP
Tách thửa đất nông nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì?
Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn luôn được nhà nước cũng như người dân quan tâm. Những chính sách cũng như những quy định về đất đai luôn nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều người. Một trong đó có những vấn đề về tách thửa đất. Vậy tách thửa đất nông nghiệp cần vấn đề gì?
Tách thửa đất được hiểu là việc phân chia quyền sử dụng đất từ một cá nhân hoặc một hộ gia đình sang cho nhiều cá nhân khác. Pháp luật đất đai hiện nay cho phép người sử dụng đất được tách thửa đất nông nghiệp để chuyển nhượng, mua bán,…
Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, việc tách thửa đất nông nghiệp phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
– Thứ nhất, đất nông nghiệp tách thửa phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (ở một số địa phương lại không bắt buộc phải có giấy tờ này mà chỉ cần đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận);
– Thứ hai, thửa đất nông nghiệp không có tranh chấp;
– Thứ ba, đất nông nghiệp còn thời hạn sử dụng;
– Thứ tư, thửa đất nông nghiệp đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu để tách thửa.
Như vậy, trường hợp muốn tách thửa đất nông nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
>> Xem thêm: Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa
Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp 2024
Khi bạn muốn tách thửa đất, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là việc tách thửa này có đảm bảo diện tích tối thiểu đối với loại đất đó không. Hiện nay không có quy định chung cho diện tích tối thiểu để tách thửa đất mà mỗi địa phương sẽ có một diện tích tách thửa khác nhau.
Điều kiện về diện tích tối thiểu là một trong các điều kiện quan trọng khi tách thửa đất, tuy nhiên đây lại là điều kiện dễ vi phạm nhất.
Tại khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:
“UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.
Theo đó, diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Điều này có nghĩa, pháp luật sẽ không quy định hạn mức diện tích tách thửa tối thiểu chung mà mỗi địa phương sẽ căn cứ vào quỹ đất và quy hoạch sử dụng đất tại địa phương mình để quy định diện tích tách thửa tối thiểu riêng.
Do đó, khi làm thủ tục tách thửa đất nông nghiệp, trước tiên người dân cần kiểm tra kỹ quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp tại địa phương mình là bao nhiêu và đối chiếu với diện tích thửa đất mà mình định tách xem có đáp ứng được hay không.
Muốn tách thửa đất nhưng không đủ diện tích phải làm gì?
Nhiều người muốn thực hiện tách thửa đất nhưng không đủ diện tích thì phải làm sao? Khi tách thửa điều kiện cần thiết đầu tiên là phải đủ diện tích theo quy định. Vậy trong trường hợp thửa đất bạn muốn thực hiện tách thửa không đủ diện tích tối thiểu thì bạn phải làm gì?
Việc người sử dụng đất không đủ điều kiện tách thửa đất nông nghiệp do không đảm bảo điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định:
- Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.
Theo quy định nêu trên, nếu người sử dụng đất xin tách thửa đất mà thửa đất được hình thành từ việc tách thửa không đảm bảo diện tích tách thửa tối thiểu thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất (mua thêm một phần thửa đất bên cạnh) và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới.
Mời bạn xem thêm
- Ghi nợ tiền sử dụng đất quá 5 năm phải làm như thế nào?
- Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây 2024
- Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp 2024“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Trường hợp chỉ thực hiện tách thửa đất nông nghiệp: Người dân trả phí đo đạc và lệ phí làm Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất
– Trường hợp tách thửa đất kết hợp đồng thời với thủ tục tặng cho, chuyển nhượng,…: Người dân nộp thêm các khoản phí, lệ phí khác như: Lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ.
Cụ thể các khoản chi phí này như sau:
Phí đo đạc tách thửa
Thường dao động từ 1,8 – 2,5 triệu đồng.
Lệ phí trước bạ
Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC:
– Trường giá đất tại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho cao hơn giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định:
Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá tại hợp đồng x m2)
– Trường hợp giá đất tại hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định:
Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá 01m2 x Giá đất trong bảng giá đất)
Phí thẩm định hồ sơ
Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
Do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định (thường dưới 100.000 đồng).
Chuẩn bị hồ sơ
Gồm:
– Đơn đề nghị tách thửa;
– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.