Luật thừa kế đất đai khi chồng chết quy định như thế nào?

bởi Anh
Luật thừa kế đất đai khi chồng chết quy định như thế nào

Xin chào Luật sư, chồng tôi mới mất được 6 tháng. Tôi và chồng cùng nhau gầy dựng được một mảnh đất 100m2 ở quê và xây được một căn nhà 2 tầng. Hai vợ chồng có tích cóp được khoảng 2 tỷ tiền mặt. Hiện tôi đang một mình nuôi con nhưng do có những xung đột với gia đình chồng nên bố mẹ chồng tôi đòi chia tài sản mà tôi và chồng tôi cùng nhau gầy dựng. Mong luật sư tư vấn thêm cho tôi về vấn đề luật thừa kế đối với đất đai khi chồng mất. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Luật thừa kế đất đai khi chồng chết quy định như thế nào? ” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và Gia đình
  • Bộ Luật dân sự năm 2015

Chồng mất ai sẽ là người quản lý đất đai?

Đất đai là một tài sản lớn mà thường khi mua bán sẽ cần có sự xác nhận của nhiều đối tượng có quyền và lợi ích liên quan. Đất đai được mua bán trong thời kỳ hôn nhân thì đều phải có sự xác nhận của chồng và của vợ. Vậy đất đai khi chồng mất sẽ do ai quản lý?

Quan hệ vợ chồng là quan hệ rất đặc biệt mà trong đó, vợ chồng có mối quan hệ tình cảm và những mối quan hệ khác liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng, trong đó có tài sản là đất đai. Vậy theo luật thừa kế đất đai khi chồng chết, vợ có phải là người quản lý đất đai không?

Đất đai là tài sản chung vợ chồng

Khi đất đai là tài sản chung của vợ chồng đồng nghĩa đây là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của cả hai vợ chồng, việc định đoạt đất đai phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng theo điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Đất đai nếu là tài sản chung vợ chồng thì sẽ thuộc quyền sở hữu của cả hai người. Đồng nghĩa, nếu không có thoả thuận khác thì phần tài sản của chồng sẽ là một nửa trong tổng số đất đai của cả hai vợ chồng.

Căn cứ Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi chồng chết thì người còn sống tức người vợ sẽ là người quản lý tài sản chung trừ trường hợp người chồng có để lại di chúc và chỉ định người khác là người quản lý phần đất đai của mình trong tài sản chung vợ chồng này.

>> Xem thêm: Mẫu đơn từ chối giám định thương tích

Đất đai là tài sản riêng của chồng

Với trường hợp đất đai là tài sản riêng của chồng thì người chồng sẽ có toàn quyền quyết định với số tài sản này. Về người quản lý đất đai trong trường hợp tài sản này là tài sản riêng của chồng thì khi chồng chết, căn cứ Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2015, người quản lý là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

Do đó, trong trường hợp này, nếu vợ được chỉ định là người quản lý trong di chúc thì khi chồng chết, vợ sẽ là người quản lý. Nếu không có chỉ định thì những người thừa kế thoả thuận.

Nếu thoả thuận là vợ quản lý thì vợ sẽ là người quản lý, nếu không thoả thuận là vợ thì vợ sẽ không phải là người quản lý di sản của chồng để lại.

Luật thừa kế đất đai khi chồng chết quy định như thế nào
Luật thừa kế đất đai khi chồng chết quy định như thế nào

Luật thừa kế đất đai khi chồng chết quy định như thế nào?

Câu hỏi của bạn về vấn đề thừa kế tài sản chung của hai vợ chồng là vấn đề nhức nhối được nhiều người quan tâm. Hiện nay những tài sản chung của hai vợ chồng có thể được chia thừa kế cho những người khác trong trường hợp người mất không để lại di chúc.

Khi chồng chết, tài sản là tài sản chung thì sẽ chia thừa kế một nửa tài sản của chồng trong khối tài sản chung vợ chồng. Nếu đất đai là tài sản riêng thì sẽ chia thừa kế toán bộ số tài sản là đất đai mà chồng để lại trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Khi chồng để lại di chúc

Khi chồng chết có để lại di chúc chia thừa kế đất đai thì căn cứ Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2015, sẽ phân chia di sản theo di chúc.

Theo đó, nếu di chúc của chồng để lại thừa kế cho ai thì người đó sẽ được hưởng phần/toàn bộ di sản thừa kế đó. Nếu di chúc không xác định chia thừa kế thế nào thì di sản sẽ được chia đều cho tất cả những người được chỉ định trong di chúc trừ phi có thoả thuận khác.

 Khi chồng không để lại di chúc

Khi chồng không để lại di chúc, luật thừa kế đất đai khi chồng chết được thực hiện theo Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó:

– Người thừa kế sẽ được chia theo các hàng thừa kế. Trong đó, có ba hàng thừa kế gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội, ông bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội và ngoại của người chết; bác chú cậu cô dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác chú cậu cô dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội và ngoại.

Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau trừ trường hợp người đó từ chối nhận di sản hoặc không được hưởng di sản.

Luật thừa kế đất đai khi chồng chết quy định như thế nào
Luật thừa kế đất đai khi chồng chết quy định như thế nào

Người vợ không có tên trong di chúc của chồng thì có được nhận di sản không?

Khi người chồng mất mà người vợ không có tên trong di chúc thì vẫn có thể nhận được 2/3 một suất thừa kế vì là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật. Quy định về vấn đề này được quy định rõ trong điều luật sau mời bạn tham khảo:

Căn cứ theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

  1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
  2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Theo đó, vợ hợp pháp là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Do đó, dù người vợ không có trong danh sách những người thừa kế theo di chúc của người chồng thì vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Luật thừa kế đất đai khi chồng chết quy định như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quy định về chia thừa kế khi người mất không để lại di chúc?

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi người có tài sản mất không để lại di chúc thì chia di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật là chia phần di sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế, không theo chỉ định của người có di sản.
Hàng thừa kế theo pháp luật được ấn định gồm có ba hàng thừa kế, cụ thể:
Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha, mẹ (gồm cả cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi) của người chết
Hàng thừa kế thứ hai: ông bà nội ngoại; anh, chị, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội ngoại
Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội; cụ ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Di sản thừa kế sẽ chia theo thứ tự từ hàng thừa kế thứ nhất; nếu trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hưởng hoặc từ chối hưởng, không được hưởng, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì mới xét đến hàng thừa kế thứ hai.
Đối chiếu với tình huống của bạn di sản thừa kế của bố để lại sẽ được chia theo pháp luật như sau:
Tài sản riêng bố bạn có trước hôn nhân và một nửa tài sản chung của bố mẹ bạn được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất gồm: bố; mẹ (ông bà nội của bạn); mẹ bạn; bạn; và hai người con còn lại ( tổng cộng chia thừa kế thành 6 phần bằng nhau).
Như bạn trao đổi, trong gia đình còn có những người là anh chị của bố bạn. Tuy nhiên trong trường hợp này, những đối tượng là anh, chị của người chết thuộc hàng thừa kế thứ hai; mà như phân tích ở trên thì hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hưởng hoặc từ chối hưởng, không được hưởng, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế. Vì vậy những người anh chị của bố bạn sẽ không được hưởng thừa kế.

Di sản để lại không có di chúc sẽ được sang tên cho ai?

Việc phân chia di sản của người chết để lại sẽ được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dung việc chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật, việc chồng của bạn mất mà không để lại di chúc nên sẽ áp dụng việc phân chia di sản theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Theo quy định của pháp luật dân sự người thừa kế theo pháp luật gồm các nhóm sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Vì hàng thừa kế thứ nhất hiện tại đang có bạn, hai con của bạn và mẹ chồng bạn nên sẽ chia cho hàng thừa kế này. Nên những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo quy định những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau tức là bạn, mẹ chồng bạn và con của bạn sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau tương ứng với quyền sử dụng đất và nhà ở do chồng bạn để lại, như vậy mẹ chông bạn, con bạn và bạn đều có quyền với phần di sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm