Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp 2024

bởi Anh
Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp 2024

Hiện gia đình tôi đang có một mảnh đất nông nghiệp có diện tích 300m2 ở Thái Bình. Do nhà tôi có 4 anh em nên bố mẹ tôi muốn chia mảnh đất đó thành 3 mảnh đồng thời mua thêm một diện tích nhỏ bên cạnh để đủ chia cho 4 người. Tôi có tìm hiểu những thông tin về tách thửa thì việc tách thửa cần phải tuân thủ theo những quy định pháp luật cũng như khi tách thửa thì cần có đơn xin tách thửa. Mong Luật sư tư vấn thêm về mẫu đơn tách thửa này. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp 2024” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 101/2024/NĐ-CP

Điều kiện tách thửa hiện nay thế nào?

Tách thửa đất là một trong những thủ tục thường thấy trong lĩnh vực đất đai. Người ta thường thực hiện tách thửa bởi nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên để thực hiện được việc tách thửa thì bạn cần phải thực hiện những quy định chung của luật đất dai. Vậy quy định của tách thửa đất hiện nay là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 220 Luật Đất đai số 31/2024/QH15, để được tách thửa khi chuyển nhượng, tặng cho cần có đủ các điều kiện sau:

– Thửa đất đã được cấp Sổ và còn trong thời hạn sử dụng đất.

– Đất hiện không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, không bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp thạm thời của các cơ quan có thẩm quyền.

– Trường hợp đất có tranh chấp nhưng đã xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang bị tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không bị tranh chấp được phép tách thửa, hợp thửa.

– Việc tách, hợp thửa cần đảm bảo về:

  • Lối đi
  • Có kết nối với đường giao thông công cộng hiện có
  • Hệ thống cấp, thoát nước…

– Trường hợp dành một phần diện tích đất ở và đất khác trong cùng một thửa để làm lối đi thì khi thực hiện tách, hợp thửa không cần phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất với phần diện tích làm lối đi đó.

Ngoài ra, việc tách thửa còn phải đảm bảo các điều kiện cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024 như sau:

– Đất sau khi tách thửa phải bảo đảm được diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh.

– Trường hợp diện tích thửa đất được tách nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề.

– Trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách ít nhất phải bằng diện tích tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng.

Đối với thửa đất có chung đất ở và đất khác thì không bắt buộc thực hiện tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất (trừ trường hợp có nhu cầu).

– Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án mà việc phân chia không đảm bảo được các điều kiện về diện tích, kích thước tách thửa… thì không được thực hiện việc tách thửa.

>> Xem thêm: Luật Đất đai 2024 quy định về hợp thửa đất

Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp 2024
Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp 2024

Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp 2024

Mẫu đơn xin tách thửa hiện nay được quy định theo mẫu chung của cơ quan nhà nước. Để tránh mất thời gian soạn thảo những mẫu không chính xác thì bạn có thể sử dụng mẫu dưới đây của chúng tôi để thực hiện tách thửa đất:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [14.94 KB]

Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp 2024
Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp 2024

Hướng dẫn viết đơn đề nghị tách thửa

Mẫu đơn tách thửa hiện nay khá đơn giản. Tuy nhiên nếu bạn chưa biết phải điền mẫu đơn này làm sao cho chính xác thì có thể thực hiện theo những thủ tục dưới đây của chúng tôi:

Khi viết đơn xin tách thửa, người sử dụng đất phải điền đầy đủ thông tin theo từng trường hợp: Tách hoặc hợp thửa đất, cụ thể:

1 – Kính gửi:

Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

2 – Thông tin người sử dụng đất

– Ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau:

Mục (1): Ghi tên người sử dụng đất theo Giấy chứng nhận. Trường hợp đất thuộc nhiều người sử dụng đất khác nhau thì ghi đầy đủ thông tin của người sử dụng của các thửa đất gốc đó.

Mục (2): Ghi số định danh cá nhân hoặc số, ngày cấp và nơi cấp hộ chiếu.

  • Đối với tổ chức thì ghi số, ngày ký, cơ quan ký văn bản theo quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch.
  • Đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất.
  • ​Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng;

3 – Thông tin về thửa đất

Mục (3): Ghi các thông tin về thửa đất như trên Giấy chứng nhận.

Mục (4): Người sử dụng đất của các thửa đất gốc cùng ký vào Đơn. Trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi “được ủy quyền”; đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ và đóng dấu của tổ chức.

4 – Lý do tách, hợp thửa đất

Trên thực tế, có nhiều lý do dẫn tới việc tách thửa hoặc hợp thửa như: Chuyển nhượng hoặc tặng cho một phần quyền sử dụng đất…Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của từng hộ gia đình, cá nhân mà ghi lý do tách thửa cho phù hợp.

5 – Ý kiến của Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai

Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ghi rõ “Đủ điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất như bản vẽ gửi kèm” và số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ (nếu có thay đổi tờ bản đồ) dự kiến sau khi thực hiện tách, hợp thửa.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu đơn xin tách thửa đất nông nghiệp 2024. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tách thửa là gì?

Hiện hành không có quy định giải thích trực tiếp như thế nào là “tách thửa”. Tuy nhiên, thực tế có thể hiểu tách thửa là thủ tục phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất thành nhiều thửa đất khác nhau.
Khi đó, từ một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) sẽ được tách thành hai hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất khác nhau.

Quy định tách thửa, hợp thửa từ 01/01/2025?

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ trường hợp 2 trường hợp sau đây:
– Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2024.
– Việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị quyết 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030. Khoản 9 Điều 60 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết 61/2022/QH15 hết hiệu lực thi hành.
Luật Đất đai 2013 hết hiệu lực kể từ ngày từ ngày 01/01/2025.
Về vấn đề tách thửa, hợp thửa, tại Điều 220 dự thảo Luật Đất đai 2024 mới nhất đề cập như sau:
(1) Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện sau đây:
– Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
– Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;
– Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý. Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.
– Trường hợp tách thửa đất, hợp thửa đất mà có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất, hợp thửa đất.
(2) Trường hợp tách thửa đất thì ngoài các điều kiện nêu tại điểm (1) còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề.
– Trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất thì thực hiện tách thửa, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách ra phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng. Đối với thửa đất có đất ở và đất khác thì không bắt buộc thực hiện tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa;
– Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án mà việc phân chia không bảo đảm các điều kiện, diện tích, kích thước tách thửa theo quy định thì không thực hiện tách thửa;
(3) Trường hợp hợp thửa đất thì ngoài các điều kiện nêu tại điểm (1) còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Việc hợp các thửa đất phải bảo đảm có cùng mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất trừ trường hợp hợp toàn bộ hoặc một phần thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với nhau và trường hợp hợp thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với thửa đất ở.
– Trường hợp hợp các thửa đất khác nhau về mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất thì phải thực hiện đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức trả tiền thuê đất để thống nhất theo một mục đích, một thời hạn sử dụng đất, một hình thức trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nguyên tắc, điều kiện nêu điểm (1), (2), (3), quy định pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện và diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm