Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng xuất hiện nhiêu trên thị trường từ vừa và nhỏ đến lớn. Mỗi doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức, lợi nhuận riêng. Thông thường cuối tháng, cuối năm doannh nghiệp sẽ tiến hành họp báo cáo kết quả kinh doanh của mình trước hội đồng thành viên của công ty. Việc lập ra một bảng báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là hoàn toàn cần thiết. Cùng LSX tìm hiểu về vấn đề “Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ hiện nay?” qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/201
Thông tư 133/2016/TT-BTC
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là văn bản được tổ chức, doanh nghiệp lập ra để báo cáo về tình hình kinh doanh nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động thu chi, lợi nhuận, thua lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp có thể nắm được thông tin kịp thời tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, chủ doanh nghiệp; hay các thành viên trong doanh nghiệp có thể định hướng, đưa ra kế hoạch trước mắt, lâu dàì để định hướng phát triển cho tương lai của doanh nghiệp/
Báo cáo kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức là căn cứ để lập báo cáo tài chính cuối năm của công ty để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và là căn cứ để thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc với nhà nước. Căn cứ vào kết quả báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp; các cơ quan chức năng có căn cứ để buộc doanh nghiệp thực hiện một hay một số nghĩa vụ tài chính nhất định. Điển hình nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp cùng một số loại thuế khác có liên quan.
Báo cáo kinh doanh nội bộ do doanh nghiệp tự lập ra dựa trên quy định của pháp luật về mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên báo cáo này có thể chứa cả những nội dung, khoản thu chi không có hóa đơn chứng từ.
Về hình thức của báo cáo tài chính nội bộ được lập hệt như báo cáo tài chính. Bao gồm những văn bản sau:
– Bảng cân đối kế toán
– Bảng cân đối phát sinh tài khoản
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Thuyết minh báo cáo tài chính.
Như vậy, có thể thấy được tầm quan trọng của báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là căn cứ cho cả doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá. Đối với doanh nghiệp thì lập ra kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp cho năm tới; lương, thưởng,…. Còn đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì là cơ sở buộc doanh nghiệp thực hiện một số nghĩa vụ nhất định.
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ excel
Xem trước và tải xuống file tại đây:
Ai là người báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ
Mỗi loại hình công ty sẽ có cơ cấu tổ chức riêng phù hợp với loại hình, chức năng, nhiệm vụ quản lý công ty. Trên thực tế, người báo cáo kết quả kinh donh nội bộ sẽ là:
– Trưởng phòng tài chính kế toán.
– Trưởng phòng sản xuất.
– Trưởng phòng kinh doanh.
Như vậy, người báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp là người được công ty tuyển dụng; hoặc được bổ nhiệm. Họ phaỉ có trách nhiệm với việc báo cáo của mình. Báo cáo có thể là hoạt động của một bộ phận nhất định của công ty; hay là cả doanh nghiệp theo yêu cầu của chủ công ty, cấp trên.
Do đó đây sẽ là người nằm được thông tin chính xác nhất về hoạt động kinh doanh theo từng bộ phận quản lý của mình, từ đó có thể lập báo cáo nội bộ cho công ty một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Hướng dẫn soạn báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ phải được lập bằng văn bản và có xác nhận của người đứng đầu công ty/ người đại diện theo pháp luật/ người được thừa uỷ quyền của cấp trên. Chính vì vậy, nội dung báo cáo phải chính xác, đâỳ đủ và toàn diện. Sau đây, hướng dẫn soạn báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ:
- Về nội dung và kết cấu báo cáo:
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:
+ Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;
+ Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;
+ Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
+ Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm đang báo cáo
+ Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).
- Về cơ sở lập báo cáo
– Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
Tầm quan trọng của báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ
Báo cáo kinh doanh nội bộ hầu như là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, doanh nghiệp đều có thể yêu cầu lập báo cáo tài chính nội bộ để triển khai chiến lược ngắn hạn cho thời gian sắp tới. Vậy nên, báo cáo này giữ vai trò:
a. Vai trò chính
– Giúp xác định đầy đủ và chính xác tình hình kinh doanh, lỗ lãi thực tế của doanh nghiệp. Từ đó lập ra kế hoạch phát triển, phục hổi lỗ của năm nay vào năm tiếp theo.
– Giúp xác định hiệu quả của công việc hay các chiến lược đang áp dụng thực tế.
– Giúp xác định điểm hoà vốn và cân đối tài sản doanh nghiệp hiện đang tồn tại.
– Giúp thể hiện quy mô và cơ cấu tài sản mà doanh đang nắm giữ. Từ đó, có thể thảo luận, bàn bạc đưa ra quyết định có nên ở rộng hay thu hẹp lại quy mô doanh nghiệp trong những năm tới.
– Giúp thể hiện tính chính xác của khả năng tạo ra lợi nhuận trong những năm tới. Là căn cứ để quyết định hình thành những dự án mới; quy mô lớn hơn.
b. Vai trò khác
Bên cạnh những vai trò chính kể bên trên; báo cáo kết quả hoạt động nội bộ còn là căn cứ để doanh nghiệp báo cáo với cơ quan thuế có thẩm quyền. Cũng là căn cứ để lập nên báo cáo tài chính nội bộ; là căn cứ để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Hiện nay, để bảo đảm cho khoản vay; cũng như độ tin cậy của ngân hàng đối với doanh nghiệp thì ngân hàng thường căn cứ vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp; để quyết định chấp nhận cho vay hay không? Mức giải ngân là bao nhiêu?
Mời bạn xem thêm:
- Thành lập công ty theo quy định Luật Doanh nghiệp
- Các bước giải thể doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ hiện nay?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty trọn gói, giải thể công ty, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,… của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Mỗi loại hình công ty sẽ có cơ cấu tổ chức riêng phù hợp với loại hình, chức năng, nhiệm vụ quản lý công ty. Trên thực tế, người báo cáo kết quả kinh donh nội bộ sẽ là:
– Trưởng phòng tài chính kế toán.
– Trưởng phòng sản xuất.
– Trưởng phòng kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là văn bản được tổ chức, doanh nghiệp lập ra để báo cáo về tình hình kinh doanh nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động thu chi, lợi nhuận, thua lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.