Làm sổ tiết kiệm có cần sổ hộ khẩu không?

bởi Nguyen Duy

Một hình thức đầu tư an toàn và được người dân Việt Nam tin dùng đó chính là hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng. Việc gửi tiết kiệm ngày càng phổ biến bởi nó không chỉ giúp tiết kiệm mà còn sinh lãi. Vậy sổ tiết kiệm làm gì? làm sổ tiết kiệm có cần hộ khẩu không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật cư trú năm 2020

Sổ tiết kiệm là gì?

Sổ tiết kiệm được hiểu là sổ gửi tiền của người dân ở ngân hàng, trong sổ ghi rõ thông tin số tiền gửi ban đầu, lãi suất tiết kiệm và thời hạn gửi tiền. 

Nhiều người lựa chọn gửi tiết kiệm bằng cách mở sổ tại ngân hàng, thay vì mua vàng hoặc đầu tư đất, chứng khoán để vừa có tiền lại tránh nhiều rủi ro.

Những lợi ích khi mở sổ tiết kiệm ở ngân hàng

Ngoài gửi tiền online qua hệ thống internet banking, người dân có thể đến trực tiếp ngân hàng để mở sổ tiết kiệm. Lợi ích của những sổ tiết kiệm này chính là khoản sinh lời từ số tiền gốc.

Tùy vào thời điểm mở sổ tại ngân hàng, kỳ hạn gửi và lãi suất quy định mà người dân sẽ nhận được số tiền tương ứng. Thông thường, các ngân hàng sẽ áp dụng các kỳ hạn gửi theo tháng: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng; hoặc 1 năm, 2 năm, 3 năm… Càng gửi tiền ở kỳ hạn dài, mức lãi suất tiền gửi càng cao.

Không chỉ nhận lãi suất, mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng cũng có độ an toàn cao. Bởi hệ thống ngân hàng luôn có bảo mật chặt chẽ, biện pháp nghiệp vụ để bảo vệ tiền cho khách hàng.

Ngoài ra, nếu người dân sử dụng tiền để thanh toán có thể chọn gửi tiền không kỳ hạn để rút bất kỳ lúc nào.

Làm sổ tiết kiệm có cần hộ khẩu không?

Điều kiện làm sổ tiết kiệm:

Các ngân hàng luôn khuyến khích người dân mở sổ tiết kiệm, với điều kiện như: 

  • Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có chứng minh thư nhân dân (CMND) hoặc căn cước công dân (CCCD), hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên; nếu cá nhân chưa đủ 15 -18 tuổi, muốn gửi tiết kiệm cần xuất trình CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực và các giấy tờ chứng minh số tiền gửi ngân hàng là tài sản riêng của mình. Ví dụ, giấy tờ về thừa kế, giấy tờ về việc tặng, cho tài sản được công chức, chứng thực của pháp luật…
  • Số tiền gửi của người dân lớn hơn số tiền tối thiểu mở sổ tiết kiệm mà ngân hàng quy định.
  • Nếu mở sổ tiết kiệm tại quầy thì số tiền gửi tối thiểu 5 triệu đồng hoặc 10 triệu đồng trở lên.
  • Nếu mở sổ tiết kiệm online, người dân có thể chọn tiết kiệm gửi góp. Mức tiền tối thiểu do ngân hàng đó quy định.

Thủ tục để mở sổ tiết kiệm bao gồm:

  • Đối với khách hàng đủ 18 tuổi:
  • Bạn cần cung cấp giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Khách hàng người nước ngoài cần cung cấp thị thực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Số tiền cần gửi tiết kiệm.
  • Đối với khách hàng dưới 18 tuổi:
  • Khách hàng dưới 14 tuổi khi mở sổ tiết kiệm cần có người giám hộ cung cấp đủ giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân còn hiệu thực, giấy tờ chứng minh tư cách giám hộ của người cần gửi tiết kiệm.
  • Khách hàng đã có giấy tờ tùy thân cần cung cấp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, giấy tờ chứng minh được mình sở hữu khoản tiền cần gửi tiết kiệm như giấy chứng nhận sở hữu tài sản thừa kế, kết quả trúng thưởng,…

Dựa vào điều kiện mở sổ tiết kiệm và thủ tục mở sổ tiết kiệm ta có thể thấy rằng để mở sổ tiết kiệm thì không cần có sổ hộ khẩu.

Làm sổ hộ khẩu cần những gì?

Làm sổ tiết kiệm có cần sổ hộ khẩu không
tim viec lam, tim viec lam them, tim viec nhanh va hieu qua

Sổ hộ khẩu là gì?

Sổ hộ khẩu là tài liệu nhằm xác định việc đăng ký hộ khẩu thường trú của mỗi hộ gia đình. Sổ này do Cơ quan Công an cấp để quản lý nhân khẩu của các hộ gia đình. Các thông tin cơ bản, quan trọng của các thành viên trong hộ gia đình sẽ được ghi trong sổ hộ khẩu và cần được cập nhật lại nếu có thay đổi.

Sổ hộ khẩu điện tử

Bộ công an cho biết, sổ hộ khẩu điện tử là phương thức quản lý thường trú của công dân trên mạng điện tử qua hệ thống phần mềm và được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Sổ hộ khẩu điện tử sẽ thay đổi toàn bộ cách quản lý truyền thống hiện nay. Nó sẽ được tích hợp trên thẻ CCCD của mỗi người. Khi cần thực hiện thủ tục hành chính công dân thì chỉ cần cầm CCCD đến cho các cơ quan có thẩm quyền. Thông qua CCCD, cán bộ tiếp nhận sẽ nắm được đầy đủ thông tin liên quan đến thường trú, tạm trú.

Điều kiện làm sổ hộ khẩu

Căn cứ theo điều 20 Luật cư trú năm 2020 có quy định:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú

1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

4. Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;

b) Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;

c) Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;

d) Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.

5. Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

6. Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;

b) Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;

c) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

7. Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

8. Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”

Làm sổ hộ khẩu cần những gì?

Căn cứ theo điều 21, Luật cư trú năm 2020 hồ sơ đăng ký sổ hộ khẩu gồm

1. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.

3. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

4. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người quy định tại điểm c khoản 4 Điều 20 của Luật này thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo đó theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với người quy định tại điểm a khoản 4 Điều 20 của Luật này; giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng đối với người quy định tại điểm b khoản 4 Điều 20 của Luật này;

c) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở;

5. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại điểm d khoản 4 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng hay người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc người đăng ký thường trú thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.

6. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 5 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được cơ sở trợ giúp xã hội nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp;

c) Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.

7. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 6 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký thường trú không phải là chủ phương tiện thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm;

c) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

8. Trường hợp người đăng ký thường trú quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

9. Trường hợp người đăng ký thường trú quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an.

10. Chính phủ quy định chi tiết về các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp và giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân quy định tại Điều này.

Có thể thấy để làm sổ hộ khẩu ta cần các loại giấy tờ như:

  • Giấy CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu 
  • Bản khai nhân khẩu;
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Làm sổ tiết kiệm có cần sổ hộ khẩu không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng những kiến thức trên trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm ngừng doanh nghiệp , xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Sổ tiết kiệm không kỳ hạn là gì?

Là hình thức gửi tiền tiết kiệm mà người gửi không phải cam kết về thời gian rút tiền

Các hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng phổ biến hiện nay?

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi tích lũy

Nơi nộp hồ sơ cấp sổ hộ khẩu mới ở đâu?

– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm