Ủy thác mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động trung gian thương mại giúp thương nhân có thể hợp tác với các thương nhân có thế mạnh khác giúp mình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa trong những trường hợp nhất định. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu các quy định pháp luật về ủy thác mua bán hàng hóa thông qua tình huống sau đây: “Xin chào luật sư! Công ty tôi muốn nhập số lượng lớn nguyên liệu thảo dược từ Trung Quốc để về sản xuất. Nhưng vì công ty tôi chỉ chuyên sản xuất mà không chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa nên muốn tìm một công ty chuyên nhập khẩu những nguyên liệu thảo dược này để ủy thác mua bán hàng hóa. Mong Luật sư tư vấn nếu công ty tôi xác lập các hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa thì quyền và nghĩa vụ của các bên được pháp luật bảo vệ như thế nào? Cảm ơn luật sư!”
Căn cứ pháp lý
Ủy thác mua bán hàng hóa là gì?
Giao dịch mua bán hàng hóa có thể qua 2 phương thức là giao dịch mua bán hàng hóa trực tiếp giữa người bán và người mua; và giao dịch qua trung gian.
Giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại là phương thức giao dịch trong đó mọi thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán hàng hóa (người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ) và việc xác định các điều kiện giao dịch phải thông qua người trung gian. Trung gian thương mại bao gồm các hoạt động như: Đại diện cho thương nhân; Môi giới thương mại; Đại lý thương mại; Ủy thác mua bán hàng hóa.
Trong đó, uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác. Tất cả hàng hoá lưu thông hợp pháp đều có thể được uỷ thác mua bán.
Các bên trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các bên trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa bao gồm:
– Bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác.
– Bên uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.
Bên nhận uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác. Bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
*Quyền của bên uỷ thác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các quyền sau đây:
-Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác; Việc bên nhận ủy thác thông báo đầy đủ tình hình thực hiện hợp đồng sẽ giúp bên ủy thác nẳm rõ được thực tế các hoạt động mua bán theo ủy thác đang được diễn ra như thế nào. Từ đó có thể bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bên ủy thác một cách tốt hơn và nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết trong trường hợp việc mua bán theo ủy thác gặp trục trặc nào đó như trong quá trình vận chuyển hàng hóa về phát hiện hàng bị lỗi hỏng hay có những gian lận từ bên bán hàng, bên vận chuyển hoặc cũng có thể là gặp khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc mua bán, vận chuyển hàng hóa
-Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 163 Luật thương mại 2005: “Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.”. Việc bên ủy thác được quyền không phải chịu trách nhiệm do bên nhân ủy thác vi phạm pháp luật thể hiện rõ tính công bằng trong các quy định pháp luật, tránh việc bên không có lỗi vẫn phải chịu oan trách nhiệm vì hành vi của người khác mà nằm ngoài ý chí của mình.
*Nghĩa vụ của bên uỷ thác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:
– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
– Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;
– Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;
– Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
*Quyền của bên nhận uỷ thác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các quyền sau đây:
– Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
– Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;
– Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.
*Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;
– Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
– Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;
– Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;
– Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
– Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;
– Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Mời bạn tham khảo
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Có! Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác.
Bên ủy thác không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật thì bên ủy thác phải liên đới chịu trách nhiệm.