Thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài một cách hợp lý có thể mang lại nhiều nguồn lợi cho nhà đầu tư nói riêng và cho quốc gia nói chung. Đăng ký đầu tư ra nước ngoài là một thủ tục pháp lý quan trọng giúp quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo chính sách, định hướng của nhà nước, đảm bảo lợi ích hài hòa của các chủ thể trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua tình huống sau đây: “Xin chào luật sư! Công ty tôi đang muốn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nên muốn biết các quy định pháp luật chung hiện nay về đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Điều kiện cũng như thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là như thế nào? Cảm ơn tư vấn của luật sư!”
Căn cứ pháp lý
Đăng ký đầu tư ra nước ngoài là gì?
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài có thể được hiểu là quá trình dịch chuyển vốn, tài sản quốc gia này sang quốc gia khác để các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận hoặc nhằm mục tiêu kính tế – xã hội khác.
Đăng ký đầu tư ra nước ngoài có thể được hiểu là một thủ tục pháp lý mà nhà đầu tư phải thực hiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhà đầu tư và dự án đầu tư đó đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
– Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật Đầu tư 2020.
– Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 của Luật Đầu tư 2020 và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Đầu tư 2020
– Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
– Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư 2020
– Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
– Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư 2020
– Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
+ Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư 2020
– Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật Đầu tư 2020
– Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
– Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Đầu tư 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Mã số dự án đầu tư.
2. Nhà đầu tư.
3. Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có).
4. Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
5. Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
7. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
– Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
- Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam;
- Thay đổi hình thức đầu tư;
- Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư;
- Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;
- Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
- Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 của Luật Đầu tư 2020
– Nhà đầu tư phải cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư khi thay đổi các nội dung khác với quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Đầu tư 2020
– Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Quyết định điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư 2020 hoặc các văn bản quy định tại điểm e khoản 1 Điều 57 của Luật Đầu tư 2020
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Đầu tư 2020
– Đối với các dự án đầu tư thuộc hiện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, khi điều chỉnh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 63 và khoản 8 Điều 57 của Luật Đầu tư 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
– Trường hợp đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
– Cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền quyết định điều chỉnh nội dung quyết định đầu tư ra nước ngoài.
– Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực trong trường hợp sau đây:
+ Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
+ Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
+ Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
+ Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
+ Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
+ Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
+ Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
– Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Mời bạn tham khảo
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm: Mã số dự án đầu tư; Nhà đầu tư; Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có); Mục tiêu, địa điểm đầu tư; Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật Đầu tư 2020.
Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư 2020