Thưa luật sư, Tôi mới bán một mảnh đất. Vì chưa có cần dùng đến tiền nên người bạn tôi muốn vay. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về cách vay tiền hợp pháp? Làm sao để thu lãi cao nhất mà không vi phạm pháp luật? Mong luật sư tư vấn.
Cho vay là một phương pháp kiếm tiền có mức lợi nhuận cực kỳ cao. Thế nhưng, cách này lại ẩn chứa không ít rủi ro. Nhằm tránh những thiệt hại không mong muốn trong quá trình cho vay tiền, bạn cần phải hiểu rõ về các quy định liên quan đến pháp lý để tránh những hậu quả xấu xảy ra. Hơn nữa, làm thế nào để cho vay tiền mang tính hợp pháp, không bị phạm luật. Cách cho vay tiền hợp pháp như thế nào? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Cách cho vay tiền hợp pháp
Quy định về pháp luật cho vay nặng lãi áp dụng đúng theo bộ luật hình sự và dân sự của năm 2015 như sau:
Tội cho vay nặng lãi xếp vào danh sách bị tội dùng tiền để kinh doanh bất hợp pháp. Luật dân sự của nhà nước quy định mức lãi suất cho vay do các bên thoải thuận không được vượt quá 20%/năm. Nếu như lãi suất mà vượt quá 10%/năm, thì phần vượt quá không hề có tính hiệu lực. Điều này hoàn toàn đồng nghĩa bạn chỉ được phép cho vay lấy mức lãi không vượt quá 1.666%/ tháng.
Tuy nhiên, tội cấu thành nên vay nặng lãi, theo như luật hình sự thì mức cho vay vượt trên mười lần 150% của lãi suất cơ bản. Từ đó, đồng nghĩa bạn sẽ bị phạm tội về vay lãi nếu như mức lãi suất của bạn tại đúng thời điểm ấy vượt trên 135%/ năm, tương ứng 11,25%/ tháng.
Sau khi xác định tội danh cấu thành hành vi cho vay nặng lãi, sẽ bị phạt tiền hoặc phạt cải tạo theo bộ luật hình sự. Phần nặng lãi sẽ tính từ 30 đến dưới 100 triệu bị phạt từ 50 đến 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, án phạt có thể cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Đối với trường hợp mà anh em được thu lời từ nặng lãi trên 100 triệu đồng, mức án phạt sẽ dao động từ 25 đến 1 tỷ đồng. Hoặc mức nặng hơn, người nào vi phạm bị phạt tù từ sáu đến 3 năm tù. Bên cạnh đó, người phạm tội thậm chí có thể bị cấm đảm nhiệm về chức vụ, hành nghề hoặc một số công việc nhất định nào đó từ 1 đến 5 năm.
Như vậy thì để đảm bảo cho việc thu được lãi cao mà không vi phạm các quy định đã nếu ở trên thì cần có cách cho vay tiền hợp pháp như sau:
Thỏa thuận phương thức đảm bảo nghĩa vụ trả nợ
Ngoại trừ mục đích cho vay để giúp đỡ bên vay thì ai cho vay cũng lo lắng việc khó thu hồi nợ. Do đó phương thức đảm bảo nghĩa vụ trả nợ phải là nội dung cần cân nhắc đầu tiên. Theo đó
- Nếu có thể thỏa thuận các biện pháp đảm bảo như cầm cố, thế chấp,… thì đây là phương thức hữu hiệu nhất. Khi thỏa thuận cần kiểm tra cẩn thẩn xem thỏa thuận có giá trị không. Ví dụ: Thỏa thuận là bên vay cầm cố 01 căn nhà nhưng ghi nhận trong giấy vay tiền chỉ là bên vay giao cho bên cho vay 01 sổ đỏ là không có giá trị.
- Tiếp đến là nghiên cứu việc thỏa thuận về việc người có nghĩa vụ trả nợ cùng với bên vay (Người bảo lãnh).
Giấy vay tiền không bắt buộc có lãi vay
- Đối với doanh nghiệp xác lập hợp đồng vay tiền: Một số doanh nghiệp hiểu nhầm; là hợp đồng vay tiền bắt buộc phải có lãi suất, dẫn đến tâm lý; ngại vay tiền của đối tác hay bạn hàng. Việc có lãi vay hay không là phụ thuộc vào; thỏa thuận của các bên khi vay tiền, nên doanh nghiệp; hoàn toàn có thể ký hợp đồng vay không lãi suất.
- Đối với cá nhân cho vay theo giấy vay tiền: Như đã nói; sẽ không cần phải thỏa thuận mức lãi suất đối với khoản tiền cho vay. Tuy nhiên nên thỏa thuận lãi suất vay; để có sức ép trong việc yêu cầu trả nợ, bởi cá nhân khác; với doanh nghiệp ở chỗ khó thi hành án; khi khởi kiện đòi nợ nên theo Luật sư càng thỏa thuận nhiều nghĩa vụ; áp dụng đối với bên vay càng tốt.
Thỏa thuận mức lãi vay trong giới hạn
Nếu các bên có thỏa thuận về mức lãi thì mức lãi này bị giới hạn. Quý vị lưu ý giới hạn lãi suất vay có sự thay đổi trong quy định của pháp luật.
- Theo Bộ luật dân sự 2015, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất; thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Có thể thấy, mức lãi tăng lên nhiều so với quy định cũ; thế nên phụ thuộc vào khả năng tài chính và mức độ tin tưởng giữa các bên, doanh nghiệp; cần cân nhắc kỹ về mức lãi suất vay trong hợp đồng vay.
- Quy định mới cũng bổ sung chế tài trong trường hợp lãi suất thỏa thuận vượt quá 20%/năm; thì mức lãi này không có hiệu lực, và các bên sẽ áp dụng; mức lãi trong mức giới hạn của luật định.
Trả lãi chậm trả là bắt buộc dù các bên không thỏa thuận
Lãi suất chậm trả là khoản tiền được quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán; không phụ thuộc vào giấy vay tiền có thỏa thuận lãi vay hay không. Sẽ có hai cách tính lãi suất chậm trả trong đó:
- Áp dụng theo BLDS 2015, khi đến hạn bên vay không trả nợ; hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi; với mức lãi suất 10%; (được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn).
- Áp dụng theo Luật thương mại 2005; thì mức lãi suất được tính theo mức lãi cho vay của 3 ngân hàng trên thị trường.
Nội dung này nếu được các bên nên thỏa thuận trong giấy vay tiền; bởi đây là một trong các yêu cầu phổ biến khi khởi kiện đòi nợ. Việc thỏa thuận rõ ràng sẽ giúp các bên đỡ phải thu thập chứng cứ xuất trình cho cơ quan; giải quyết tranh chấp để yêu cầu khởi kiện được chấp thuận.
Đòi nợ khoản vay đúng pháp luật
Trường hợp bất khả kháng, nếu như người đi vay không trả nợ, buộc bạn phải; thực hiện nhiệm vụ bằng biện pháp nhắc nhở nợ, đòi nợ người đi vay nhưng phải đúng luật. Theo đó, bạn hoàn toàn không dùng vũ lực nhằm đe dọa, uy hiếp hay bắt giữ người. Làm như thế sẽ bị quy vào tội truy tố trách nhiệm hình sự.
Hãy cố gắng đòi nợ, nhắc nợ một cách thật nhẹ nhàng; và kiên trì thường xuyên, chắc chắn người đi vay sẽ trả cho bạn.
Doanh nghiệp cho vay không sử dụng tiền mặt
Nếu như bạn là một doanh nghiệp cho vay tiền lấy lãi, đồng nghĩa bạn thuộc tổ chức, công ty; và tuyệt đối không được dùng tiền mặt. Điều này hoàn toàn được pháp luật quy định tại điều 6 của nghị định 222/2013/NĐ-CP. Thay vì sử dụng tiền mặt, hãy áp dụng các hình thức như chuyển khoản, ủy nhiệm chi, séc ,…
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Cách cho vay tiền hợp pháp”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hồ sơ giải thể công ty tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 463 của bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và phải chi trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Chính vì thế, hợp đồng cho vay vẫn còn hiệu lực được thỏa thuận bằng lời nói. Do đó, nhằm tránh việc người vay tiền dù có vay đi chăng nữa, đều phải phủ nhận quyền nghĩa vụ trở nợ của mình, bạn phải tin chắc mình có đủ mọi bằng chứng hợp đồng để tồn tại.
Vay nặng lãi – hình thức kiếm thu nhập sinh lời khá cao, nên nhiều người ham hố và đã áp dụng. Thế nhưng, vì nó không được cho phép bởi pháp luật, thậm chí còn bị khởi tố. Từ đó dẫn đến tình trạng không thu được tiền mà còn bị phạt hành chính, đi tù nhiều năm. Do đó, bạn cần lưu ý phải cho vay tiền lãi hợp pháp, tránh vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Như vậy, mặc dù là cho vay tiền bằng lời nói thì vẫn được pháp luật công nhận là một giao dịch dân sự, có hiệu lực trên thực tế. Nếu đến hạn mà người đó không trả, bạn vẫn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết và bảo vệ quyền lợi cho mình.