Xin chào luật sư, gần đây tôi có nhận được một mẫu giấy mời lên làm việc của cơ quan công an. Luật sư cho tôi hỏi mẫu giấy này và giấy triệu tập có khác nhau không? Tôi có cần lên cơ quan công an theo giấy mời này không? Có bắt buộc hay không? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Giấy mời lên làm việc và giấy triệu tập có khác nhau không?
Giấy mời làm việc, thư mời lên làm việc, gọi chung là giấy mời lên làm việc là văn bản do các cơ quan điều tra lập khi thực hiện các hoạt động điều tra vụ án hình sự. Giấy mời này sẽ được gửi tới chủ thể mà cơ quan điều tra cần mời lên để làm rõ những tình tiết, sự việc của vụ án.
Một điều cần lưu ý là chúng ta cần phân biệt rõ ràng giấy mời và giấy triệu tập. Giấy mời và giấy triệu tập có thể do cùng cơ quan điều tra cấp nhưng tính pháp lý của nó có sự khác biệt. Giấy triệu tập mang tính bắt buộc cao hơn khi bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt theo đúng giấy triệu tập; giấy mời có tính bắt buộc thấp hơn.
Giấy triệu tập được gửi cho các cá nhân tham gia tố tụng. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 37 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: ““d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;” . Quy định này đã thể hiện rõ những chủ thể tham gia tố tụng nào sẽ phải có mặt theo sự triệu tập của cơ quan điều tra.
Còn giấy mời sẽ được gửi cho người chứng kiến; hoặc các cá nhân có liên quan đến vụ án; hoặc có liên quan đến những người tham gia tố tụng…
Làm gì khi nhận được giấy mời lên làm việc?
Thực tế, rất nhiều trường hợp ngay khi có đơn tố cáo, tố giác; tin báo tội phạm là lập tức những đối tượng bị tình nghi; người làm chứng bị triệu tập. Điều này là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Trong trường hợp này, điều tra viên dùng giấy mời công dân đến làm việc.
Có thể hiểu giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan điều tra, tòa án… mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc/vụ án đến làm việc nhằm thu thập thông tin; làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc/vụ án.
Giấy mời không có giá trị bắt buộc công dân chấp hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nếu có thời gian và hoàn cảnh cho phép, khi nhận được giấy mời của cơ quan chức năng người dân nên có mặt để biết rõ hơn tại sao và liên quan thế nào tới vụ việc để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra hoặc làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan phát hành giấy mời.
Tải xuống ẫu giấy mời lên làm việc
Lưu ý khi soạn thảo giấy mời làm việc
(1) Ghi tên đơn vị ra giấy mời;
(2) Ghi số hiệu của giấy mời;
(3) Ghi địa danh, ngày tháng năm ra giấy mời;
(4) Ghi tên cơ quan ra giấy mời;
(5) Ghi tên cá nhân được mời lên làm việc;
(6) Ghi địa chỉ nơi ở; hoặc địa chỉ nơi làm việc của cá nhân được mời lên làm việc, ghi rõ số nhà, tổ/thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
(7) Ghi thời điểm hẹn làm việc;
(8) Ghi địa điểm hẹn làm việc;
(9) Ghi mục đích của việc mời lên làm việc;
(10) Ghi chủ thể mà người lên làm việc cần gặp khi lên làm việc;
(11) Ghi tên đơn vị được phân công gửi giấy mời tới chủ thể được mời.
Có bắt buộc phải đến theo lịch hẹn của giấy mời lên làm việc không?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu.
Theo đó, giấy mời làm việc không tạo ra nghĩa vụ buộc bạn phải có mặt làm việc nếu bạn không phải là người tham gia tố tụng. Thực tế bạn có thể đến; hoặc không đến. Tuy nhiên, trên tinh thần hợp tác, bạn cần có mặt để làm việc làm rõ vụ việc. Còn trong trường hợp không thể đến theo đúng thời gian ghi trong giấy mời thì bạn có thể làm đơn từ chối có nêu lý do vắng mặt rồi gửi đến cơ quan công an. Sau đó, bạn nên đến cơ quan công an trong thời gian sớm nhất để hợp tác làm rõ vụ việc.
Quy định về giấy mời lên làm việc
Thường giấy mời được sử dụng trong giai đoạn chưa khởi tố vụ án hình sự. Vì không mang tính bắt buộc nên việc bạn không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định:
– Pháp luật nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại; hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian; về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian; hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời.
– Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập; hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở; hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai; hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng; hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu giấy mời họp tổ dân phố năm 2022
- Mẫu giấy xác nhận thu nhập mới nhất
- Mẫu thư mời họp cổ đông bất thường năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu giấy mời lên làm việc năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy mời lên làm việc là loại giấy mời được sử dụng trong trường hợp cơ quan công an mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin; làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào quy định về việc công dân khi nhận được giấy mời của cơ quan nhà nước thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu. Do đó, đối với giấy mời người được mời có quyền lựa chọn đến; hoặc không.
Trong trường hợp, không thể đến theo đúng thời gian ghi trong giấy mời. Có thể làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan phát hành giấy mời. Tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.