Ngày nay, có rất nhiều hình thức cũng như hệ giáo dục đào tạo khác nhau để cho mỗi người có thể lựa chọn. Bên cạnh các hình thức đào tạo cao như tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng chúng ta cũng có thể học sơ cấp nghề. Sau khi hoàn thành khóa học sơ cấp nghề chúng ta sẽ được cấp chứng chỉ. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Chứng chỉ sơ cấp nghề có thời hạn bao lâu?” qua bài viết sau đây nhé!
Chứng chỉ sơ cấp nghề
Sơ cấp nghề chính là một trình độ đào tạo thấp nhất trong các hệ đào tạo phổ biến hiện nay. Trong số đó sơ cấp nghề cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản nhất về một lĩnh vực ngành nghề nào đó. Và được truyền đạt cho học viên những kiến thức lý thuyết cơ bản nhất. Chủ yếu là khả năng thực hành để có thể phục vụ cho công việc sau này của bạn.
Hiện nay, học viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo sơ cấp nghề sẽ tìm được những công việc không đòi hỏi quá cao về trình độ cũng như chuyên môn. Nếu như học viên có ý định học cao hơn nữa thì vẫn có thể tiếp tục học liên thông lên các hệ đào tạo cao hơn để có thể nâng cao được kỹ năng và bằng cấp của mình một cách nhanh chóng.
Đối tượng cần chứng chỉ sơ cấp nghề
Là những người có nhu cầu muốn đi làm luôn thay vì phải trải qua con đường học vấn mất nhiều thời gian và tiền của. Có những bạn hoàn cảnh thực sự khó khăn không có tiền để tiếp tục đi học nên bỏ học và theo học lớp sơ cấp nghề để đi làm.
Những bạn không thích bộ môn lý thuyết nhàm chán và muốn học những bài học thực hành để đi làm luôn. Hay có những người đang đi làm ở một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó muốn chuyển sang một nghề khác nhưng chưa biết cách làm việc. Nói chung thì là tất cả những người có nhu cầu muốn học các lớp sơ cấp nghề và muốn có được chứng chỉ để đi làm.
Tại khoản 1 điều 15 trong Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung có quy định về đối tượng của trình độ sơ cấp.
Những nội dung liên quan đến vấn đề đăng ký học trình độ sơ cấp cho học viên được thể hiện đầy đủ và chi tiết tại điều 16 của Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH.
Chương trình đào tạo sơ cấp để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề
Về nội dung và cấu trúc của chương trình đào tạo sơ cấp được tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định tại các văn bản pháp luật đưa ra. Cụ thể là tại điều 6 và điều 7 trong Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH thể hiện hết những vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo sơ cấp.
Tiếp đến là thời gian hoạt động và tổ chức đào tạo tại các cơ sở đào tạo trình độ cơ cấp tuân thủ nghiêm ngặt theo điều 17, 18 và 19 của Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH.
Về cách đánh giá và công nhận kết quả học tập sẽ được tuân thủ đủ các yêu cầu trong điều 23 của Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề
Muốn được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề thì người học trình độ sơ cấp cần phải tuân thủ đầy đủ những yêu cầu liên quan đến khối lượng kiến thức tích lũy. Bên cạnh đó phải đạt được năng lực nhất định được thể hiện chi tiết tại điều 4 và điều 5 trong Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung.
không chỉ phải đạt được những yêu cầu về khối lượng kiến thức và năng lực của chương trình đào tạo sơ cấp. Người học sẽ phải trải qua những bài kiểm tra và thi kết thúc chương trình đào tạo. Các cơ sở đào tạo sơ cấp sẽ phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt trong việc hoàn tất chương trình đào tạo cho học viên. Điều này được thể hiện trong điều 24, 25 và 26 tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH.
Về cách tính điểm tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp cho người học; các cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp phải thực hiện theo những nội dung ở điều 27 của Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung.
Cấp phát chứng chỉ sơ cấp nghề
Sau khi học viên đủ các điều kiện để được công nhận tốt nghiệp thì các trung tâm, cơ sở đào tạo sơ cấp sẽ tiến hành in chứng chỉ và cấp phát cho người học. Mẫu chứng chỉ sơ cấp tại cơ sở đào tạo sơ cấp cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật. Cụ thể là tại điều 28 của Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung. Cùng với đó là quyết định 75/2008/QĐ-BLĐTBXH làm tiền đề cho việc thiết kế mẫu chứng chỉ cho cơ sở của mình một cách phù hợp.
Tiến hành in mẫu phôi chứng chỉ, quản lý bảo quản và cấp phát chứng chỉ học viên. Việc in và quản lý mẫu chứng chỉ cũng phải được thực hiện theo một quy chuẩn theo pháp luật. Điều đó được quy định tại khoản 1 điều 30 trong Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung. Còn với việc cấp phát chứng chỉ thì cơ sở đào tạo cần phải tổ chức và triển khai theo khoản 2 của điều 30 trong Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH.
Lợi ích khi học sơ cấp nghề
Cùng với chương trifng thu hút được rất nhiều học viên như sơ cấp nghề thì đương nhiên phải có những lợi ích hấp dẫn. Hãy cùng Học viện xây dựng đi tìm hiểu những lợi ích mà học viện có được khi tham gia các khóa học đài tạo hệ sơ cấp nghề.
Giúp nâng cao tay nghề cho học viên
Việc nâng cao tay nghề chính là một trong những thế mạnh được các học viên quan tâm nhất. Bởi đây cũng chính là chương trình đào tạo chú trọng vào kỹ năng thực hành giúp cho học viên nắm được thành thạo những kỹ năng thực tế khi làm. Và thay vào đó là lấy tiêu chí này để đánh giá thì các cử nhân đại học còn thua xa họ vì đa phần là am hiểu lý thuyết là chủ yếu mà chưa hề nắm được các kỹ năng thực hành.
Tiết kiệm thời gian, lịch trình sinh hoạt
Khác với những hệ đào tạo như Đại học hay Cao đẳng chuyên nghiệp, thời gian học có thể kéo dài từ 4-5 năm thì hệ sơ cấp nghề sẽ được rút ngắn một thời hơn rất nhiều. Và khi tham gia học khóa học sơ cấp nghề thì vẫn có thể thực hiện những công việc khác và thời gian họ bỏ ra để có được bằng nghề là rất ngắn.
Tuy nhiên không phải vì thời gian học ngắn mà chất lượng không được đảm bảo. Thực chất là thời gian ngắn như vậy là chỉ tập trung vào thực hành là nhiều mà ít quan tâm đến lý thuyết. Với hệ đào tạo sơ cấp nghề thì ngay cả những người đang đi làm cũng có thể tham gia để nâng cao trình độ tay nghề của bản thân.
Phát huy được tính tự giác và sáng tạo
Cùng với việc được thực hành thực tế ngay trên các thiết bị máy móc được sử dụng tại các doanh nghiệp. Thì các bạn có thể thỏa sức mình tìm tòi cũng như khám phá ra những nguyên lý hoạt động và có thể nghiên cứu ra những điều mới mẻ qua việc vận dụng và đúc rút ra nguyên lý.
Có cơ hội tìm việc làm cao sau khi tốt nghiệp
Thường các nhà tuyển dụng có xu hướng tuyển những học viên có kinh nghiệm và tay nghề để có thể làm việc luôn cho doanh nghiệp của mình. Cùng với việc được tiếp xúc và thực hành trên các thiết bị máy móc thì những học viên hệ sơ cấp nghề sẽ có cơ hội xin việc làm cao hơn các bằng cử nhân. Bởi vì được tiếp xúc với máy móc thực tế vì thế mà khi nhận vào làm thì các bạn sẽ tiếp thu công việc rất nhanh chóng hơn nhiều.
Chứng chỉ sơ cấp nghề có thời hạn bao lâu?
Có rất nhiều điều khoản tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung. Bên cạnh đó là quyết định 75/2008/QĐ-BLĐTBXH có quy định về chứng chỉ sơ cấp nghề. Tuy nhiên thì không có một văn bản hay điều khoản nào quy định về chứng chỉ sơ cấp nghề có thời hạn bao lâu.
Điều này có thể ngầm hiểu rằng chứng chỉ sơ cấp nghề được cấp là vĩnh viễn và không quy định thời gian. Quả thực là như vậy, trong điểm b thuộc khoản 2 của điều 30 trong Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH đã thể hiện điều đó. Vì vậy mà những bạn đang muốn học các khóa sơ cấp để có chứng chỉ hay những người đã có cấp chứng chỉ hoàn toàn an tâm. Bởi chứng chỉ chỉ được cấp 1 lần và có giá trị pháp lý cao, thời gian vô hạn.
Tuy chứng chỉ sơ cấp nghề có thời bao lâu được khẳng định rẳng là không có văn bản pháp luật nào quy định về thời gian của chứng chỉ. Mặc dù vậy thì chứng chỉ sơ cấp nghề sẽ bị thu hồi và hủy bỏ nếu phát hiện những trường hợp gian lận hay làm trái với các quy định của pháp luật.
Người đứng đầu các cơ sở đào tạo sơ cấp vừa là người cấp phát chứng chỉ và cũng là người sẽ thu hồi và hủy bỏ những chứng chỉ này. Tại điều 31 trong Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH đã trình bày đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề này.
Mời bạn xem thêm bài viết
- 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Thời hạn lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề
- Nghị định 15/2021 chứng chỉ hành nghề
- Thủ tục xin cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chứng chỉ sơ cấp nghề có thời hạn bao lâu?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, tra cứu thông tin quy hoạch, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Chứng chỉ sơ cấp và bản sao bị người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp thu hồi khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
– Phát hiện có gian lận trong quá trình học tập dẫn đến sai lệch kết quả công nhận tốt nghiệp.
– Phát hiện có vi phạm về việc in, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp.
– Cấp cho người không đủ điều kiện; chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp do người không có thẩm quyền cấp; chứng chỉ sơ cấp bị tẩy xóa, sửa chữa.
– Người được cấp chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp để cho người khác sử dụng chứng chỉ sơ cấp hoặc bản sao chứng chỉ sơ cấp của mình
Việc thu hồi, huỷ bỏ chứng chỉ sơ cấp nghề do người đứng đầu cơ sở hoạt động đào tạo sơ cấp xem xét ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tốt nghiệp và thu hồi chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp mà mình đã cấp.
Cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Học bạ THCS hoặc THPT
– Chứng minh nhân dân (bản sao có công chứng)
– Sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng)
– Hình cá nhân (3×4 hoặc 4×6)
– Hồ sơ cá nhân (sơ yếu lí lịch, giấy khám sức khỏe, đơn xin xác nhận học nghề của địa phương)…