Xin chào Luật sư. Tôi là Đức, tôi có vấn đề thắc mắc về quy trình, thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm. Cụ thể, Luật sư cho tôi hỏi về trường hợp đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu như thế nào? Làm thế nào để đăng ký mã vạch chính xác cho sản phẩm này? Cảm ơn Luật sư. Mong nhận được hồi đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu được hiểu như thế nào?
Đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu được hiểu là việc công ty/doanh nghiệp thực hiện quy trình các bước đăng ký sử dụng mã vạch nước ngoài tại cơ quan nhà nước, tức là mã vạch của sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về hoàn toàn không thể thay đổi và công ty/doanh nghiệp vẫn sử dụng mã vạch nước ngoài cho hoạt động kinh doanh, buôn bán trên thị trường Việt Nam nhưng để hợp pháp hóa việc sử dụng mã số mã vạch này thì cần thực hiện đăng ký sử dụng mã vạch nước ngoài.
Đối với hàng hóa nhập khẩu có hai trường hợp có thể xảy ra, đó là:
Trường hợp 1: Nhập khẩu một số thành phần, linh kiện từ nước ngoài
Công ty/doanh nghiệp nhập khẩu một số thành phần, linh kiện từ nước ngoài về Việt Nam sản xuất, đóng gói. Lúc này chủ sản phẩm có thể thực hiện thủ tục xin cấp mã vạch trong nước
Trường hợp 2: Nhập khẩu một sản phẩm hoàn chỉnh
Khi công ty/doanh nghiệp nhập khẩu một sản phẩm hoàn chỉnh từ nước ngoài về để thực hiện hoạt động kinh doanh thì cần phải thực hiện quy trình đăng ký sử dụng mã nước ngoài.
Vì sao cần đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu?
Việc công ty/doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu đem lại lợi ích sau:
Giúp công ty/doanh nghiệp không mất nhiều công sức trong việc quản lý số lượng sản phẩm nhập khẩu
Hỗ trợ quá trình kiểm kê hàng hóa nhập khẩu một cách hiệu quả và nhanh chóng
Sự minh bạch thông tin xuất xứ sản phẩm nhập khẩu sẽ tạo lòng tin đối với người tiêu dùng. Từ đó, đảm bảo uy tín, tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình.
Hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu
Trường hợp sản phẩm nhập khẩu đã có mã vạch
Đối với những sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam, nếu đơn vị đã được sự đồng ý của công ty nước ngoài thì có thể tiến hành thủ tục đăng ký sử dụng mã nước ngoài.
– Hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch nước ngoài bao gồm:
Chứng từ ủy quyền của công ty nước ngoài (công chứng) cho phép công ty ở Việt Nam được phép sử dụng mã số của công ty đó;
Bảng liệt kê danh mục sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã nước ngoài theo mẫu có sẵn;
Công văn đề nghị sử dụng mã số nước ngoài trên sản phẩm theo mẫu.
– Mức thu phí của thủ tục xác nhận sử dụng mã nước ngoài:
Với hồ sơ ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ: 500.000 đồng/hồ sơ;
Đối với những hồ sơ có trên 50 sản phẩm: 10.000 đồng/mã;
Trường hợp đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm chưa có mã vạch
Bên cạnh những hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu nguyên vẹn thì có những trường hợp nhập khẩu về Việt Nam để hoàn thiện.
Ví dụ như các hãng xe Honda, Toyota… sẽ nhập linh kiện về Việt Nam để tiến hành lắp ráp, hoặc một số hãng thực phẩm sẽ nhập nguyên liệu, công nghệ nước ngoài về Việt Nam để chế biến và tung ra thị trường Việt Nam.
Như vậy, muốn đăng ký mã vạch cho những sản phẩm như thế này thì sản phẩm đó phải trải qua một công đoạn sản xuất ở Việt Nam thì có thể tiến hành đăng ký mã vạch Việt Nam.
– Hồ sơ đăng ký mã vạch Việt Nam:
Cũng như các trường hợp đăng ký thông thường, hồ sơ đăng ký mã vạch bao gồm:
Bản đăng ký sử dụng mã vạch theo mẫu có ký tên của thủ trưởng đơn vị và đóng dấu;
Danh mục các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng mã vạch;
Giấy tờ cấp phép hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp (bản sao có chứng thực).
Cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu: Đối với thủ tục ở cả hai trường hợp trên, cơ quan giải quyết thủ tục này vẫn sẽ là Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng tại số 08 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP thì quy trình các bước để đăng ký mã vạch cho sản phẩm diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ
Công ty/doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
Trường hợp 1: Nếu xác nhận sử dụng mã nước ngoài
Đối với trường hợp xác nhận sử dụng mã nước ngoài thì cần:
- Đơn đề nghị xác nhận sử dụng mã nước ngoài Mẫu số 15 Phụ lục ban hành kèm Nghị định 74/2018/NĐ-CP
- Bản sao bằng chứng phía đối tác nước ngoài ủy quyền cho tổ chức được quyền sử dụng mã số, mã vạch dưới hình thức thư, hợp đồng ủy quyền
- Bằng chứng chứng minh đơn vị ủy quyền sở hữu hợp pháp mã số ủy quyền,
- Danh mục sản phẩm tương ứng với mã ủy quyền…
Trường hợp 2: Nếu xác nhận ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch
Đối với trường hợp xác nhận ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch thì cần:
- Đơn đề nghị xác nhận ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch theo Mẫu số 16 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP
- Bản sao hợp đồng hoặc thư ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch kèm danh mục sản phẩm tương ứng mã số ủy quyền.
Bước 2: Nộp giấy tờ hồ sơ đăng ký cho cơ quan có thẩm quyền
Doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục mã số, mã vạch sản phẩm lập 01 bộ hồ sơ như trên để nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch, cụ thể là nộp cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Lưu ý: Nếu nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Nếu gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.
Bước 3: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận
Khi giấy tờ hồ sơ bạn nộp không đầy đủ, trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhận được hồ sơ thì họ sẽ thông báo sửa đổi, bổ sung;
Khi giấy tờ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đã đóng các khoản phí theo quy định, trong vòng 20 ngày kể từ ngày Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhận được hồ sơ thì họ sẽ cấp Giấy chứng nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã số mã vạch cho công ty/doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục đăng ký đồng sở hữu đất theo quy định mới năm 2022
- Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ định giá đất năm 2022
- Trình tự, thủ tục đổi hộ chiếu sắp hết hạn online năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đăng ký mã vạch cho sản phẩm nhập khẩu như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về dịch vụ công chứng giấy tờ tại nhà, Thủ tục tặng cho nhà đất, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu thông tin quy hoạch, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Để đăng ký mã vạch thì các chủ thể đăng ký phải là các đơn vị, tổ chức có đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập bao gồm:
+ Hộ kinh doanh
+ Công ty
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Hợp tác xã
Hiện tại việc đăng ký mã vạch không áp dụng với cá nhân hoặc các tập thể không có ĐKKD hay quyết định thành lập
Sau khi được cấp mã doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch tự quy định mã số phân định vật phẩm, số phân định tổ chức/địa điểm và lập các loại mã số mã vạch cho các vật phẩm, tổ chức/địa điểm của mình.
Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng Mã số mã vạch phải gửi danh mục các Mã số thương phẩm toàn cầu GTIN và Mã số địa điểm toàn cầu GLN được sử dụng cho Tổng cục TCĐLCL (thông qua tổ chức tiếp nhận hồ sơ) để quản lý chung.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình quản lý số lượng sản phẩm, giá thành trên các phương tiện công nghệ một cách chính xác mà không tốn công ghi chép.
Với những mặt hàng xuất khẩu thì mã số mã vạch bắt buộc phải có để cơ quan đơn vị này dễ dàng kiểm tra, theo dõi các mặt hàng khác.
Tiết kiệm được nguồn nhân lực và thời gian đáng kể, nâng cao năng suất hiệu quả làm việc
Hạn chế được những sai xót trong quá trình làm việc.
Tra cứu thông tin và thanh toán nhanh chóng.
Khi quản lý sản phẩm bằng mã vạch, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhân lực cũng như thời gian nâng cao được năng suất làm việc.
Thay vì ghi chép bằng tay, mã vạch được mã hóa và lưu trí bằng các chương trình, thuật toán nên hạn chế được sai sót trong quá trình làm việc. Thông tin của sản phẩm có độ chính xác cao và lưu giữ được lâu.