Hiện nay, trẻ con được tiếp xúc với điện thoại và mạng xã hội từ rất sớm. Trong đó, nhắn tin là một trong những phương thức liên lạc phổ biến nhất. Vậy,bố mẹ có quyền đọc tin nhắn của con không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Cơ sở pháp lý
Quy định của pháp luật về quyền riêng tư của trẻ em
Hiến pháp 2013 quy định rất rõ về quyền được bảo vệ bí mật đời tư; bí mật thư tín; điện thoại; điện tín; hay gọi chung là quyền riêng tư. Quyền riêng tư được pháp luật mặc nhiên bảo vệ; không phân biệt độ tuổi, giới tính. Cụ thể, được quy định tại Điều 21 Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 21.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Quyền riêng tư được quy định chi tiết trong Điều 38 bộ luật dân sự 2015. Theo đó, quyền riêng tư; bí mật cá nhân; bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử; và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân; được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử; và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác; chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
Đọc trộm tin nhắn là xâm phạm quyền bí mật đời tư
Bí mật đời tư là quyền được Hiến pháp ghi nhận, trong đó có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định:
Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Đồng thời, Điều 38 Bộ luật Dân sự cũng khẳng định:
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
Như vậy, đọc trộm tin nhắn, email… của người khác là một trong những hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư và vi phạm pháp luật.
Dù bí mật đời tư được ghi nhận là một trong những quyền cơ bản của công dân, nhưng việc đọc trộm tin nhắn, email, nghe lén điện thoại… của người khác vẫn diễn ra hàng ngày và không phải ai cũng biết rõ hậu quả pháp lý của hành vi này.
Bố mẹ có quyền đọc tin nhắn của con không?
Bên cạnh đó; tại Điều 21 Luật trẻ em 2016 có quy định về quyền riêng tư của trẻ như sau:
Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư
1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Theo quy định trên; pháp luật bảo bảo vệ và tôn trọng quyền riêng tư của trẻ. Cụ thể, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân; bí mật về tin nhắn, thư tín, điện thoại, điện tín;… Mà nhật kí là nơi lưu giữ các thông tin về cuộc sống thường ngày của trẻ; các câu chuyện, tình huống trẻ gặp trong thực tế. Do đó, việc cha mẹ tự ý đọc nhật kí; tin nhắn; xem cuộc trò chuyện bí mật là đã vi phạm quyền riêng tư của trẻ.
Mặc dù, luật cũng có quy định trong một vài trường hợp đặc biệt; cho phép cơ quan chức năng, người có thẩm quyền được kiểm soát thư tín; điện thoại; điện tín; các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân. Nhưng phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Mà cha mẹ không thuộc trường hợp ngoại lệ này; nên hành vi lén đọc tin nhắn của con trực tiếp xâm phạm quyền riêng tư của trẻ; là hành vi vi phạm pháp luật.
Trên thực tế, vì muốn bảo vệ con, muốn giáo dục con cũng như kịp thời ngăn cản con bị dụ dỗ, sa vào các tệ nạn xã hội, các bậc phụ huynh thường chọn cách “kiểm soát” chặt điện thoại, tin nhắn của con.
Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh không biết rằng, đây là hành vi vi phạm pháp luật và tạo nên tổn thương về mặt tinh thần cho con trẻ.
Vi phạm quyền riêng tư của trẻ bị xử phạt bao nhiêu?
Tôn trọng quyền riêng tư của trẻ; chính là tôn trọng nhân cách, sự phát triển lành mạnh của trẻ. Các nhà tâm lý học giáo dục đã cảnh báo; nhiều trẻ em bị tổn thương nặng nề khi bị xâm phạm thô bạo về quyền riêng tư. Do đó, cha, mẹ và người thân cần có các hành vi chuẩn mực; không xâm phạm quyền riêng tư của trẻ; các bí mật đời tư của trẻ; có cách giáo dục và định hướng cho trẻ đúng đắn.
Vì việc lén đọc tin nhắn, kiểm soát điện thoại của con là hành vi vi phạm nên pháp luật cũng đặt ra nhiều chế tài để xử lý. Cụ thể:
- Xử phạt hành chính
Căn cứ Khoản 2 Điều 51 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; quy định về phạt tiền với hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu; tài liệu thuộc bí mật đời tư; sử dụng các phương tiện thông tin hoặc phổ biến; phát tán tờ rơi; bài viết. hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình; trong đó có trẻ em. Như vậy, khi xâm phạm quyền riêng tư của trẻ; và có các hành vi tiết lộ các thông tin đời tư có thể bị xử phạt hành chính.
- Xử lý hình sự
Ngoài ra, Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín; điện thoại, điện tín; hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác. Theo đó; hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Hoặc bị áp dụng khung hình phạt nặng hơn tùy theo mức độ, tình tiết tăng nặng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bố mẹ đánh con bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tội đe doạ người khác qua tin nhắn
- Quấy rối người khác qua tin nhắn
- Nên mua bảo hiểm cho con hay bố mẹ?
Thông tin liên hệ
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Trên đây là tư vấn về “Bố mẹ có quyền đọc tin nhắn của con không?”. Nếu quý khách có nhu khác như tra cứu quy hoạch xây dựng, soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ logo độc quyền, lập công ty,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hình ảnh của con cũng là một quyền riêng tư của các con mà được pháp luật về trẻ em bảo vệ. Do đó, hành vi tự ý đăng ảnh con lên mạng xã hội cũng đã xâm phạm quyền riêng tư của con. Việc đăng hình ảnh của con lên mạng còn tiềm ẩn những bất cập ảnh hưởng đến cuộc sống của con. Hành vi này có thể bị phạt hành chính; nặng hơn có thể bị phạt tù
Quyền riêng tư của trẻ gồm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân và bí mật gia đình; Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
– Bạn có thể tố cáo hành vi đọc trộm tin nhắn và đăng hình của bạn lên ban lãnh đạo công ty nơi bạn công tác để xử lý kỉ luật về hành vi đó.
– Bạn có thể tố cáo hành vi đó ra cơ quan điều tra, đề nghị xem xét xử lý đối với việc thực hiện hành vi trái pháp luật nói trên.
– Bạn có thể khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú để yêu cầu Tòa án buộc người này chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và buộc bồi thường thiệt hại trong việc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn.