Xin chào Luật sư. Tôi là Nam, tôi có vấn đề thắc mắc mong được Luật sư giải đáp như sau: Phạm nhân trong tù có được thực hiện quyền hiến tinh trùng hay không? Quy định của pháp luật về việc hiến, cho tinh trùng như thế nào ạ? Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “Phạm nhân được thực hiện quyền hiến tinh trùng hay không?“. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006
- Luật Thi hành án hình sự 2019
- Nghị định 10/2015/NĐ-CP
Hiến tặng tinh trùng là gì?
Hiến tặng tinh trùng là việc một người đàn ông hiến tặng tinh trùng của mình cho trung tâm hay ngân hàng tinh trùng. Tinh trùng được hiến tặng được sử dụng trong thụ tinh ống nghiệm, IUI… để hỗ trợ các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc sinh con, hay những người phụ nữ muốn làm single mom.
Tinh trùng hiến tặng có thể được đưa vào cơ quan sinh sản của người phụ nữ (thụ tinh trong tử cung) hoặc được sử dụng để thụ tinh cho trứng trưởng thành trong phòng thí nghiệm (thụ tinh trong ống nghiệm).
Việc sử dụng tinh trùng hiến tặng được gọi là sinh sản có sự hỗ trợ của người tình nguyện (sự sinh sản có bên thứ ba).
Tại sao cần có tinh trùng hiến tặng?
Nguồn tinh trùng hiến tặng là vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho những người phụ nữ không thể thụ thai (phụ nữ đơn thân/người vợ ở những cặp vợ chồng vô sinh mà nguyên nhân do người chồng) có thể vẫn có được con.
Nếu người cho tinh trùng hiến tặng tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng, họ có thể sẽ nhận được 1 khoản chi phí cho việc hiến tặng này.
Khoản chi phí này nhằm mục đích bù lại cho khoản thời gian và các khoản phí phát sinh khác mà người cho tinh trùng phải trải qua. Khoản phí này thường thấp ở mức mà nó không phải là động lực chính cho việc hiến tặng này.
Phạm nhân được thực hiện quyền hiến tinh trùng không?
Căn cứ Điều 6 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo như sau:
1. Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo theo quy định của pháp luật.
2. Việc hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ Điều 11 Luật trên quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.
2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.
Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyền của phạm nhân như sau:
e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
Theo đó, luật không cấm phạm nhân không được hiến tinh trùng và phạm nhân được quyền thực hiện các giao dịch dân sự.
Như vậy, phạm nhân đủ điều kiện được quyền thực hiện quyền hiến tinh trùng khi đã đăng ký.
Quy định về việc cho tinh trùng như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn như sau:
1. Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
2. Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.
4. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
Quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi
Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;
+) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;
+) Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi.
Có thể bạn quan tâm
- Cai nghiện ma túy gồm bao nhiêu giai đoạn?
- Có thể đóng 2 sổ bảo hiểm xã hội cùng lúc hay không?
- Phạm nhiều tội cùng lúc là gì? Bị xử lý ra sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phạm nhân được thực hiện quyền hiến tinh trùng hay không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử, soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo công ty, quy định tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, tra mã số thuế cá nhân, xác minh tình trạng hôn nhân, hồ sơ giải thể công ty cổ phần, thủ tục xin giải thể công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người hiến không có nghĩa vụ, quyền lợi gì đối với gia đình đứa bé sinh ra từ tinh trùng mình đã cho.
Những thông tin như chiều cao, cân nặng, trình độ học vấn của người hiến sẽ được lưu hồ sơ, đặc biệt thông tin cá nhân như tên hay địa chỉ sẽ không được ghi vào để đảm bảo quyền riêng tư của người hiến tặng.
Đơn vị thực hiện hỗ trợ sinh sản bằng mẫu tinh trùng hiến phải đảm bảo người cho và người nhận không biết thông tin về nhau.
Mẫu tinh dịch được thu thập bằng cách thủ dâm và được đựng bằng lọ nhựa khử trùng đặc biệt.
Phòng phục vụ lấy tinh trùng được trang bị đầy đủ và kín đáo.
Người tình nguyện được miễn mọi chi phí xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm máu, đông tinh.
Họ có thể được trả một khoản tiền nhỏ để bồi dưỡng sức khỏe và trang trải các chi phí đi lại…