Hiện nay, các phương tiện truyền thông phát triển ngày một mạnh mẽ, nâng cấp không ngừng. Vì thế chúng ta có thể tiếp cận những tin tức, thông tin một cách nhanh chóng. Nhưng không phải thông tin nào cũng đúng nếu chúng ta không biết cân nhắc, chọn lọc thông tin, tin tức để xem.
Nếu các bạn vẫn chưa biết nguồn xem tin chính thống và đảm bảo tính chính xác. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp mọi người hiểu rõ quy định pháp luật về Nguồn thông tin chính thống là gì cũng như chỉ ra những nguồn đáng tin cậy để xem và cập nhật tin tức. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Thế nào là tin giả, tin sai sự thật?
Trước hết, người dùng mạng xã hội cần hiểu thế nào là tin giả, tin sai sự thật? Theo phân loại của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thì tin giả, tin sai sự thật được khái niệm như sau:
+“Tin giả: Tin không có thật, tin bịa đặt, vu khống được lan truyền trong xã hội và trên không gian mạng.
+Tin sai sự thật: Tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác, tin xuyên tạc, bóp méo sự thật hoặc tin không có sở cứ được lan truyền trong xã hội và trên không gian mạng”.
Để nhận biết tin giả, tin sai sự thật, người dùng mạng xã hội cần sử dụng một số kỹ năng để tự kiểm chứng qua các cổng thông tin chính thống hoặc trên các trang báo điện tử chính thống do Nhà nước Việt Nam quản lý và cấp phép hoạt động…
Nguồn thông tin chính thống là những nguồn tin nào
Nguồn tin chính thống thứ nhất: Là những thông tin từ các văn bản lãnh đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các cấp hành chính ở địa phương ban hành, sau đó công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc in ấn, phát sóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam.
Nguồn thông tin chính thống thứ hai: Là những thông tin trên ấn phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí, các trang báo mạng điện tử, tạp chí điện tử được cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ở Việt Nam cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nguồn thông tin chính thống thứ ba: Chương trình phát thanh phát trên sóng AM, FM mà người lĩnh hội chương trình nghe qua Radio; chương trình truyền hình phát trên hệ thống truyền dẫn số mặt đất hoặc các trang thông tin điện tử của các đài truyền hình Quốc gia và địa phương; chương trình phát thanh, truyền hình của các cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí phát trên báo điện tử hoặc cổng thông tin…
Đó là 3 nhóm nguồn tin chính thống rất phong phú, đa dạng như: tin tức cập nhật thường xuyên dành cho mọi đối tượng và nhiều chuyên trang, chuyên mục dành từng đối tượng …
Nhận biết các trang mạng chính thống qua tên miền
Trên không gian mạng có vô số website chạy trên mạng Internet, trong đó có báo điện tử, cổng thông tin điện tử, website của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… Để nhận biết trang thông tin nào chính thống – không chính thống, trước hết người dùng mạng xã hội cần kiểm chứng bằng cách nhận biết qua tên miền.
Hiện nay, ở nước ta các trang mạng cung cấp thông tin chính thống đều sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam, có đuôi “.vn”. (một số tên miền cho dù trước đó là “.com”; “.gov”; “.org”, “.edu” hay “.net”…thì ở sau đuôi cũng có “.vn”). Ví vụ các trang mạng chính thống ở Việt Nam đang sử dụng tên miền như: dangcongsan.vn; chinhphu.vn; quochoi.vn; nhandan.vn; baochinhphu.vn; nhandan.vn; baotintuc.vn; sggp.org.vn; cand.com.vn; congluan.vn; lambao.vn; kiengiang.dcs.vn; kiengiang.gov.vn; kgtv.vn…
Nói như trên, không có nghĩa trang mạng điện tử nào có đuôi tên miền “.vn” đều là trang thông tin chính thống. Bởi vì, hiện nay có rất nhiều tổ chức xã hội ngoài nhà nước và các doanh nghiệp (nhà nước và tư nhân) sử dụng tên miền Quốc gia Việt Nam “.vn”. Ngoài ra, có nhiều cá nhân cũng đăng ký sử dụng tên miền Việt Nam, phục vụ cho mục đích cá nhân như: học tập, nghiên cứu, viết nhật ký cá nhân, bán hàng online…
Điều dễ nhận biết nhất là, ở mỗi trang mạng chính thống thì trang nào cũng công khai tên trang, tên cơ quan chủ quản, tôn chỉ mục đích, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, đường dây nóng, hộp thư điện tử (E-mail). Khi truy cập vào trang mạng nào đó, người dùng chú ý xem (trang chủ) có ghi giấy phép hoạt động hay không và các thông tin như trên không? Theo quy định của pháp luật, tất cả những trang mạng cho dù báo điện tử hay cổng thông tin điện tử cũng đều bắt buộc phải có giấy phép do Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Sở Thông tin và Truyền thông cấp (trong đó có đầy đủ thông tin như: số giấy phép, cơ quan cấp phép, ngày cấp phép…).
Lưu ý: Hãy rất cẩn thận với những tên miền ở đuôi không có “.vn”, như: “.com”; “.org”, “.net”… và trên không gian mạng có vô số tên miền khác không có đuôi “.vn”. Đó là những tên miền nước ngoài nhưng có thể đăng ký trong nước, có thể đăng ký ở nước ngoài, cập nhật thông tin từ nước ngoài…Vì vậy, thông tin trên các trang mạng này chỉ mạng tính tham khảo.
Đối với những trang mạng giả mạo, chắc chắn là không có giấy phép và phổ biến nhất là sau đuôi tên miền không có “.vn”, không ghi tên trang, nếu có thì họ cũng đặt những cái tên nghe rất dễ nhầm lẫn với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, rất khó phân biệt.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng mới năm 2022
- Mẫu đơn trình báo công an lừa đảo qua mạng năm 2022
- Đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng bằng số nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nguồn thông tin chính thống là gì”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, Giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phải khẳng định rằng “mạng xã hội không phải là kênh thông tin chính thống”, nó chỉ là trang mạng để kết nối, giao lưu bạn bè, gia đình, xã hội mang tính chất riêng tư, nhưng người dùng cũng có thể chia sẻ lên mạng xã hội những nguồn tin chính thống từ cổng thông tin của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và báo chí chính thống.
Hiện nay, một số cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan báo chí trong nước…cũng tự đăng ký cho tổ chức mình tài khoản Facebook hay Fanpage để làm phương tiện cung cấp thông tin chính thống đến đối tượng của mình quản lý và cộng đồng mạng xã hội. Đối với những tài khoản mạng xã hội có đăng ký dịch vụ thì được nhà cung cấp đánh dấu tích bản quyền để phân biệt (tích xanh). Tuy nhiên, không phải tài khoản nào của tổ chức cũng có đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp này, người dùng là các tổ chức, cá nhân phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước về việc đăng tải thông tin trên mạng xã hội. Chính vì lẽ đó, cộng đồng mạng rất khó phân biệt tài khoản nào là thật, tài khoản nào là giả mạo. Lợi dụng cơ hội này, thời gian qua trên không gian mạng xuất hiện nhiều tài khoản Facebook, Fanpage giả mạo là sở hữu của tổ chức, cá nhân. Do đó, người dùng mạng xã hội cần nâng cao tinh thần cảnh giác, cẩn thận trong việc lựa chọn, chắt lọc thông tin, hạn chế kết bạn hoặc tương tác với tài khoản của người lạ, người không quen biết, nhằm đảm bảo an toàn cho việc sử dụng tài khoản của mình và tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc. Thực tế, đã có không ít tài khoản Facebook cá nhân bị lừa đảo chiếm đoạn tài sản, ăn cắp thông tin cá nhân hoặc tung hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội.
Người dùng tài khoản trên mạng xã hội, cần nắm rõ một số quy định của pháp luật, như: Luật Báo chí năm 2016, Luật An ninh mạng, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội năm 2021, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Nếu không có nhiều thời gian thì tối thiểu cũng cần đọc hết điều 4 của Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, gồm 8 khoản như sau:
1. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
2. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
3. Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
5. Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
7. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước – con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
8. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.