Hiện nay tình trạng xây hà sai phép, trái phép diễn ra rất phổ biến. Pháp luật luôn quy định chặt chẽ về các biện pháp xử lý hành vi xây nhà sai phép, trái phép này. Trong số các biện pháp xử lý hành vi vi phạm này thì biện pháp bắt buộc tháo dỡ công trình, nhà ở là biện pháp có thể được coi như là nghiêm khắc nhất. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào thì việc xây nhà sai phép cũng sẽ bị tháo dỡ. Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề ” 6 điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ” qua bài viết sau đây nhé.
Câu hỏi; Chào luật sư, theo tôi được biết thì các trường hợp xây nhà sai phép thì có thể bị cưỡng chế tháo dỡ. Vậy có trường hợp nào mà nhà xây sai phép nhưng không bị tháo dỡ không ạ?. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Thế nào là xây dựng sai phép?
Nhà xây dựng sai phép là nhà khi xây dựng có một số chi tiết thi công xây dựng không đúng với các thông tin trên giấy phép xây dựng đã được nhà nước cấp phép.
Theo quy định hiện hành, nhà ở riêng lẻ trong đô thị xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng là vi phạm một trong những nội dung của giấy phép xây dựng, cụ thể:
(i) Thay đổi vị trí xây dựng công trình;
(ii) Sai cốt nền xây dựng công trình;
(iii) Vi phạm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
Ngoài ra, việc xây dựng nhà ở trong đô thị sai nội dung giấy phép còn thuộc các trường hợp sau:
(i) Sai diện tích xây dựng (tầng một);
(ii) Chiều cao công trình vượt quá chiều cao được quy định trong giấy phép xây dựng;
(iii) Xây dựng vượt quá số tầng quy định trong giấy phép xây dựng;
(iv) Vi phạm những quy định về quản lý kiến trúc đô thị (đối với những khu vực đã có thiết kế đô thị được duyệt).
Các chi tiết vi phạm bao gồm:
- diện tích xây dựng, hiện trạng xây dựng,
- độ cao công trình, chỉ giới xây dựng, số tầng,
- độ an toàn :cột, móng, loại vật liệu xây dựng…
Phần phù hợp với giấy phép đã xây dựng thì được nhà nước công nhận,
Phần xây dựng nào không phù hợp thì không được nhà nước công nhận.
+ Nhà xây dựng không phép là toàn bộ diện tích nhà, hiện trạng, kiến trúc nhà không được nhà nước công nhận.
So sánh sự khác nhau giữa nhà xây dựng sai phép và nhà xây dựng không phép
Nhà xây dựng sai phép:
+ Có giấy phép xây dựng.
+ Có thể hoàn công xây dựng: Nếu trả lại hiện trạng cho đúng giấy phép xây dựng.
+ Nhà nước công nhận phần xây dựng phù hợp với giấy phép xây dựng, và phần xây sai giấy phép vì không được công nhận.
+ Có thể bị nhà nước cưỡng chế dỡ bỏ 1 phần nhà xây không đúng phạm vi trong giấy phép.
+ Nếu bị quy hoạch: Ngoài việc đền bù giá trị đất, nhà nước sẽ đền bù phần nhà xây dựng đúng giấy phép khi thực hiện thu hồi, giải phóng mặt bằng, phần sai phép không được đền bù.
Nhà xây dựng không phép:
+ Không có giấy phép xây dựng
+ Không thể hoàn công xây dựng.
+ Toàn bộ phần xây dựng đều không được nhà nước công nhận
+ Có thể bị nhà nước cưỡng chế dỡ bỏ hoàn toàn căn nhà.
+ Nếu bị quy hoạch: Nhà nước chỉ đền bù giá trị đất, phần nhà xây sai phép bị phá bỏ hoàn toàn mà không được đền bù.
6 điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ
Ngày 24/04/2018, Bộ Xây dựng đã ra Thông tư 03/2018/TT-BXD quy định chi tiết Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng…
Theo Thông tư này, cá nhân, tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ sai nội dung giấy phép xây dựng; xây dựng không có giấy phép; xây dựng sai thiết kế, sai quy hoạch… vẫn được nộp lại số lợi bất chính để được cấp giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, thay vì phải tháo dỡ nếu đáp ứng đủ 06 điều kiện:
– Vi phạm xảy ra từ 4/1/2008 và kết thúc trước ngày 15/1/2018 nhưng sau ngày 15/1/2018 mới bị phát hiện hoặc bị phát hiện trước ngày 15/1/2018 và đã có biên bản xử phạt.
– Không vi phạm chỉ giới xây dựng
– Không ảnh hưởng các công trình lân cận
– Không có tranh chấp
– Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp
– Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài trường hợp nêu trên, từ ngày 15/01/2018, cá nhân, tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ sai nội dung giấy phép xây dựng; xây dựng không có giấy phép; xây dựng sai thiết kế, sai quy hoạch… không còn được nộp lại số lợi bất hợp pháp mà phải tháo dỡ công trình nhà ở vi phạm.
Quy định về các trường hợp phá dỡ công trình xây dựng
Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Luật xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020, phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
– Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;
+ Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;
+ Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
+ Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
+ Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
+ Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
– Việc phá dỡ công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Phá dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
+ Phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án, giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường.
– Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
+ Tổ chức, cá nhân được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do mình gây ra;
+ Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ;
+ Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, quyết định không kịp thời hoặc quyết định trái với quy định của pháp luật.
Xử phạt khi xây dựng sai giấy phép xây dựng
Trường hợp xây dựng sai nội dung trên giấy phép xây dựng để sửa chữa, cải tạo
+, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường xây dựng sai nội dung trên giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị, xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Trường hợp xây dựng sai nội dung trên giấy phép xây dựng để xây dựng mới
+, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
+, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;
+, Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của LSX về vấn đề “6 điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ“ . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Tra số mã số thuế cá nhân; Tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân; Thành lập công ty hợp danh; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của LSX. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn giải quyết tai nạn giao thông là bao lâu?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Quy trình điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền nhưng chưa thực hiện thì tiếp tục thực hiện hoặc cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Do đó, căn cứ vào Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.”
Như vậy, người có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa là cá nhân có hành vi vi phạm.
* Nếu hành vi vi phạm đã kết thúc
Điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định nếu hành vi vi phạm đã kết thúc thì buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
* Nếu đang thi công
Căn cứ khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:
– Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Hết thời hạn trên mà tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Trường hợp được điều chỉnh giấy phép xây dựng mà công trình, phần công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy phép xây dựng thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình hoặc phần công trình đó mới được tiếp tục xây dựng.