Mang bia ra công viên uống có được không?

bởi Tú Uyên
Mang bia ra công viên uống có được không?

Chào Luật sư, tôi và đám bạn có dự định sẽ tổ chức tiệc và mang bia ra công viên uống. Luật sư cho tôi hỏi Mang bia ra công viên uống có được không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Mang bia ra công viên uống có được không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP

Rượu bia là gì?

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 định về rượu bia như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.”

Mang bia ra công viên uống có được không?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định địa điểm công cộng không được uống rượu, bia như sau:

Ngoài các địa điểm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm:

1. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

2. Nhà chờ xe buýt.

3. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Như vậy, trong trường hợp của bạn thì những người kia không được phép mang rượu, bia ra công viên để uống theo quy định pháp luật.

Mang bia ra công viên uống có được không?
Mang bia ra công viên uống có được không?

Uống rượu bia ngoài công viên bị phạt bao nhiêu?

Theo Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;

b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;

b) Ép buộc người khác uống rượu bia.

Theo đó, những người uống rượu bia tại công viên sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Mức phạt này được áp dụng cho cá nhân.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Mang bia ra công viên uống có được không? “….”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Luật sư X chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề: Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; đăng ký mã số thuế cá nhân 2022, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Người từ bao nhiêu tuổi được uống rượu bia?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau:
“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.”
Như vậy, theo quy định pháp luật, người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là vi phạm quy định pháp luật. Do đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được phép dùng rượu bia. Đồng thời, pháp luật cũng nghiêm cấm hành vi bán, cung cấp, khuyến mại rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi và sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu bia.

Người chưa đủ tuổi quy định nhưng uống rượu bia bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia như sau:
“Điều 30. Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.”
Theo đó, mức phạt đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Bên cạnh đó, hành vi bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi cũng bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đối với tổ chức theo quy định tại khoản 5 Điều 4 và Điều 31 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 31. Vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Ép người khác uống rượu, bia có bị phạt không?

Nghị định 117/2020: Ép người khác uống rượu, bia bị phạt tới 03 triệu
Theo đó, các hành vi như uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu bia có thể bị phạt tiền 01 – 03 triệu đồng.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt 03 – 05 triệu đồng nếu không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức; không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia trong địa điểm không được uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý điều hành;…
Bên cạnh đó, người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000 – 500.000 đồng.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với một trong các hành vi: uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm