Quy định về thu hồi con dấu như thế nào?

bởi Hữu Duy
Quy định về thu hồi con dấu

Con dấu là thứ không thể thiếu trong các hợp đồng giao dịch. Việc sử dụng, hủy bỏ con dấu đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, ngay cả việc thu hồi con dấu cũng vậy. Vậy quy định về thu hồi con dấu như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định về thu hồi con dấu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quản lý sử dụng con dấu có quy định giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu như sau:

“1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định này thuộc các trường hợp sau đây:

a) Đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên;

b) Có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;

c) Có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;

d) Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu;

đ) Có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;

e) Các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 6 Nghị định này.”

Trình tự ra quyết định thu hồi con dấu của pháp nhân

Căn cứ Điều 37 Nghị định 44/2020/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/6/2020) quy định trình tự ra Quyết định và gửi Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại như sau:

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản về việc pháp nhân thương mại không chấp hành án hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

– Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại bao gồm những nội dung cơ bản sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị của người ra quyết định; tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, mã số thuế của pháp nhân thương mại; tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử bị tạm giữ, con dấu của pháp nhân thương mại bị tạm giữ hoặc thu hồi; địa điểm tạm giữ hoặc thu hồi; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.

– Việc gửi, thông báo về Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.

Quy định về thu hồi con dấu
Quy định về thu hồi con dấu

Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu

Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ – CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình tại Điều như sau:

Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;

b) Không đăng ký lại mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định;

b) Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu dấu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;

c) Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền;

d) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất con dấu đang sử dụng;

đ) Không đổi lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên cơ quan, tổ chức dùng dấu hoặc đổi tên cơ quan cấp trên hoặc thay đổi về trụ sở cơ quan, tổ chức có liên quan đến mẫu dấu;

e) Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định;

g) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi quyết định của cấp có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc tạm đình chỉ sử dụng con dấu;

h) Không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có thẩm quyền trước khi sử dụng;

i) Không xuất trình con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không nộp lại con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu hoặc không nộp con dấu theo đúng thời hạn khi có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;

b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc chữ ký của người không có thẩm quyền;

c) Mượn, cho mượn con dấu, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động;

d) Sản xuất con dấu pháp nhân không đúng thủ tục theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Mang con dấu vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;

b) Sử dụng trái phép con dấu mang từ nước ngoài vào Việt Nam;

c) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức;

d) Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm d Khoản 3; Điểm c, d Khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm d Khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi con dấu đối với hành vi quy định tại Điểm b, đ, e Khoản 2; Điểm c Khoản 3; Điểm c, d Khoản 4 Điều này;

b) Buộc thu hồi con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a Khoản 3 Điều này;

c) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về thu hồi con dấu”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: công chứng ủy quyền tại nhà, mẫu đơn xin xác nhận độc thân, tra cứu quy hoạch xây dựng, điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chữ ký số có được công nhận là dấu của doanh nghiệp không?

Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm:
– Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
– Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Việc đưa chữ ký điện tử làm dấu của doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn trong việc sử dụng dấu thay vì chỉ sử dụng con dấu khắc như hiện nay.

Doanh nghiệp được quyền tự quyết đối với con dấu không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp.
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định về nội dung của dấu mình sử dụng mà không chịu ràng buộc bởi quy định pháp luật.

Có cần thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng không?

Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, việc thông báo mẫu dấu là thủ tục bắt buộc hiện nay.
Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trên. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Đây được coi là một quy định mới, tiến bộ, phù hợp trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm