Hiện nay, thời đại công nghệ số, kỹ thuật số ngày càng phát triển, chỉ cần một chiếc điện thoại hoặc máy tính kết nối với mạng là có thể làm được bất kỳ việc gì mà bạn muốn kể cả phải đăng ý làm căn cước công dân. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đăng ký làm căn cước công dân qua mạng ở đâu” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Nơi công dân xin cấp Căn cước công dân gắn chip
Về nơi làm thủ tục cấp CCCD gắn chip, Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
“1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.”
Điều 13 Thông tư này tiếp tục khẳng định:
“1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.”
Những lưu ý khi làm căn cước công dân
Để nhanh chóng làm được thẻ Căn cước công dân và có ảnh thẻ đẹp, bạn cần lưu ý những điểm sau:
– Mang đầy đủ giấy tờ, tránh để phải về lấy hoặc hẹn lần sau: Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (nếu bạn chưa bị thu hồi); CMND/CCCD cũ; Giấy khai sinh (phòng khi cán bộ làm thẻ yêu cầu); Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.- Đến đúng giờ theo lịch hẹn.
– Trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, buộc tóc, bỏ kính ra; chỉ nên trang điểm nhẹ nhàng, tránh trang điểm đậm loè loẹt sẽ làm mất đi nét mặt cơ bản để nhận diện. Khi chụp ảnh hãy nhìn thẳng vào máy ảnh, không chớp mắt…- Ngồi chờ và giữ trật tự để nghe gọi đến tên, số của mình để vào làm căn cước, tránh tình trạng lộn xộn, chen lấn, gây mất trật tự…
Đăng ký làm căn cước công dân qua mạng ở đâu
Có 3 Ba đăng ký làm thẻ Căn cước công dân tại nhà
Cách 1: Đăng ký lịch hẹn qua hotline
Để đáp ứng được nhu cầu làm thẻ CCCD mới, bạn có thể gọi điện qua số hotline – 028.1080 để đăng ký lịch hẹn với Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.HCM (PC06).
Việc đăng ký lịch hẹn trước giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và quy trình làm thẻ được diễn ra suôn sẻ hơn.
Cách 2: Đăng ký trực tuyến qua Website
Bước 1: Truy cập vào trang web Công an TP.HCM tại địa chỉ qlhc.catphcm.bocongan.gov.vn/ → Chọn ô CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN để bắt đầu kê khai hồ sơ.
Bước 2: Nhập tờ khai điện tử cấp CCCD
Bạn chọn một trong các hình thức cấp thẻ gồm cấp mới, cấp đổi, cấp lại Căn cước công dân gắn chip.
Tại mục “THÔNG TIN CƠ BẢN”, bạn điền các thông tin cá nhân, lưu ý ở phần quê quán bạn nên khai đủ 3 cấp tỉnh/TP, huyện/quận, xã/phường hoặc chỉ chọn tỉnh/TP; đối với người có quê quán nước ngoài chỉ chọn nước.
Các thông tin không có dấu “*” màu đỏ thì bạn không bắt buộc khai.
Tại mục “ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ”, bạn kê khai địa chỉ đủ 3 cấp tỉnh/TP, huyện/quận, xã/phường kèm số nhà, tên đường, tổ khóm, khu phố, chung cư.
Tại mục “ĐỊA CHỈ HIỆN TẠI”, bạn khai cụ thể địa chỉ đang sinh sống, cư trú hiện tại (địa chỉ tạm trú). Trường hợp bạn sống tại địa chỉ thường trú nêu trên thì chọn ô “Địa chỉ như trên”.
Tại mục “THÔNG TIN NGHỀ NGHIỆP/THÔNG TIN NGƯỜI ĐẠI DIỆN”, bạn điền đầy đủ thông tin người đại diện.
Tại mục “YÊU CẦU CỦA CÔNG DÂN”, bạn có thể xin xác nhận số Chứng minh nhân dân trong trường hợp số Chứng minh nhân dân của bạn có liên quan đến các giấy tờ quan trọng và bạn có thể chọn chuyển phát nhanh thẻ Căn cước công dân khi có.
Bước 3: Chọn ngày lên cơ quan Công an để chụp ảnh, lấy vân tay, nộp lệ phí,…
Chỉ được chọn ngày và thời gian định sẵn theo bảng danh sách (thay đổi tùy vào thời điểm nộp hồ sơ).
Lưu ý: Nên chọn thời gian có số lượng đăng ký cùng ngày không quá nhiều vì mỗi buổi sáng/chiều làm việc chỉ nhận giải quyết tối đa 150 lượt đăng ký.
Bước 4: Nộp tờ khai và nhập mã xác nhận
Sau khi nhập mã xác nhận, bạn sẽ được nhận mã tờ khai từ hệ thống ghi đầy đủ thông tin ngày giờ lên làm thủ tục trực tiếp.
Cách 3: Đăng ký qua Zalo
Bước 1: Đăng nhập Zalo
Bạn đăng nhập vào Zalo hiện có của bạn.
Bước 2: Tìm kiếm Công an khu vực đang cư trú
Tại khung tìm kiếm, nhập vào Công an khu vực bạn cư trú (Ví dụ: CA quận 4), sau đó bấm Quan tâm.
Bước 3: Điền tờ khai cấp Căn cước công dân
Sau khi bấm Quan tâm, bạn sẽ nhận được một tin nhắn thông báo.
Tại trang tin nhắn, chọn ô Thủ tục hành chính, chọn tiếp Cấp Căn cước cong dân.
Sau đó, tiến hành điền đầy đủ thông tin vào Tờ khai Căn cước công dân như cách 2.
Bước 4: Chọn ngày lên cơ quan Công an để chụp ảnh, lấy vân tay, nộp lệ phí,…
Bạn chỉ được chọn ngày và thời gian định sẵn theo bảng danh sách (thay đổi tùy vào thời điểm nộp hồ sơ).
Bước 5: Nộp tờ khai và nhập mã xác nhận
Sau khi nhập mã xác nhận, bạn sẽ được nhận mã tờ khai từ hệ thống ghi đầy đủ thông tin ngày giờ lên làm thủ tục trực tiếp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đăng ký làm căn cước công dân qua mạng ở đâu”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến việc công chứng, công chứng ủy quyền tại nhà, Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; đổi tên cho người trên 18 tuổi, hồ sơ đổi căn cước công dân gắn chíp; Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đối với căn cước công dân gắn chíp có định vị không?
- Hồ sơ đổi căn cước công dân gắn chíp bao gồm những gì?
- Thời gian trả thẻ căn cước công dân gắn chíp là khi nào?
Câu hỏi thường gặp
Số của thẻ căn cước công dân chính số định danh cá nhân. Cụ thể, Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh,
01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân
02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;
06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp quy định mà không đi đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dân có thể bị phạt đến 500.000 đồng.
Căn cứ theo điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014 thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.