Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học

bởi Thu Tra
An toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học

Tại các cơ sở giáo dục, an toàn thực phẩm là vấn đề vô cùng quan trọng vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển thể chất của học sinh. Xác định tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học, thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Y tế luôn chú trọng, quan tâm thực hiện nghiêm các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt là tại các trường có tổ chức nấu ăn bán trú. Để hiểu thêm về quy định an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư Liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT

An toàn thực phầm trong trường học là gì?

Đầu tiên ta cần hiểu, An toàn thực pẩm là quá trình giữa cho sản phẩm luộn sạch sẽ và vệ sinh cho người sử dụng, từ khâu đầu vào, chế biến cho đến khâu sử dụng.

Từ khái niệm An toàn thực phẩm, ta có thể suy ra an toàn thực phẩm trong trường học là quá trình nhà trường đảm bảo thực phẩm luôn trong tình trạng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh cho các em học sinh sử dụng. Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn thực phẩm trong trường học, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết về vấn đề này.

Quy định về các điều kiệm đảm bảo về an toàn thực phẩm trong nhà trường

Hiện nay không chỉ người dân cảnh giác với thực phẩm bẩn mà Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề về sinh an toàn thực phẩm, nhất là vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học, bởi lẽ đối tượng sử dụng và tiêu thụ thực phẩm ở đây là trẻ nhỏ, là học sinh bán trú tại nhà trường. Chính vì lý do này, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường học càng là vấn đề lớn đối với tòan xã hội không riêng đối với phụ huynh học sinh, đối với nhà trường mà còn đối với toàn xã hội.

Nhận thấy được vấn đề này rất quan trọng, do đó Nhà nước đã có những quy định về việc bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm trong trường học , cụ thể tại Điều 6, Thông tư Liên tịch số 13/2016/TTLB-BYT-BGDĐT:

“Điều 6. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm

1. Trường học có bếp ăn nội trú, bán trú

a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT;

b) Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố;

c) Đối với người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

2. Đối với các trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp thức ăn cho học sinh; căng tin của nhà trường phải bảo đảm yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều này.”

Theo đó nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học phải được xây dựng và bố trí ở chỗ thông thoáng, có đầy đủ ánh sáng, cửa sổ nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học phải có lưới để chống côn trùng gây bệnh như chuột, ruồi, nhặng, gián hoặc các côn trùng khác có hại; tường, trần nhà và sàn nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học phải nhẵn, bằng phẳng, hạn chế các khe rãnh, góc cạnh, gờ dễ bám bụi, chất bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng. Bàn ghế, dụng cụ, phương tiện trong nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học phải được làm bằng vật liệu dễ cọ rửa. Có đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử trùng.

Dụng cụ chứa thức ăn và sử dụng để ăn uống nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học phải được làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và không thôi nhiễm yếu tố độc hại. Việc vệ sinh dụng cụ chứa thức ăn và sử dụng để ăn uống nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học phải được vệ sinh và thay thế thường xuyên, định kỳ nhằm đảm bảo độ an toàn cho học sinh. Có phương tiện bảo quản thực phẩm trong nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học . Có hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo theo quy định về nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tại nhà trường . Có phương tiện phân loại, thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa; các dụng cụ chứa đựng rác phải được làm bằng vật liệu chắc chắn, có nắp đậy và thuận tiện cho việc làm vệ sinh trong trường học.

Nhà bếp trong trường học, trong căng tin ngoài việc đáp ứng các điều kiện đối với nhà ăn trong trường học , căng tin trong trường học như trên thì còn phải đáp ứng thêm các điều kiện như sau:

  • Phải có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ.
  • Nhân viên phục vụ trong trường học, trong căng tin phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân.
  • Bảo đảm các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ và quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc một chiều.
  • Nhà ăn trong trường học, trong căng tin phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, có thiết bị chống ruồi, muỗi, bọ, chuột, động vật và duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ. Có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm, hệ thống nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

Nhân viên nhà bếp, nhân viên phục vụ nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất một năm một lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân. Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia trực tiếp vào quá trình chế biến thực phẩm. Người trực tiếp chế biến thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng, đeo khẩu trang.Người trực tiếp chế biến thực phẩm phải tuân thủ các quy định về thực hành đảm bảo vệ sinh: giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo nhẫn, đồng hồ. Không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm.

Như vậy qua các quy định nêu trên ta có thể thấy rằng, việc đảm bảo các yêu cầu, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng chặt chẽ. Từ bước lựa chọn thực phẩm trước khi đưa vào chế biến, giai đoạn tiếp theo là quá trình sơ chế, không chỉ vậy, cả về môi trường, dụng cụ ăn uống cho học sinh trong trường học cũng được đưa ra các yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo độ an toàn vệ sinh thực phẩm một cách an toàn nhất phục vụ cho trường học.

An toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học
An toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học

Một vài nguyên nhân và tác hại khi sử dụng thực phẩm không an toàn vệ sinh

Thời gian vừa qua, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm diễn biết rất phức tạp, nhiều loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không an toàn cho sức khỏe đang lưu hành trên thị trường làm ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng. Nhất là những vụ việc xảy ra tại trường học, việc hàng loạt học sinh bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải những thực phẩm không đảm bảo độ an toàn. Việc thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh có rất nhiều nguyên nhân.

Trong đó có cả những nguyên chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ phía nhà cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho trường học. Việc cung cấp thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm định đã đưa vào nhà trường để phục vụ cho học sinh. Nguyên nhân chủ quan đến từ phía nhà trường, khi không đảm bảo việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào, môi trường chế biến tại bếp ăn của nhà trường không đảm bảo yêu cầu, khu vệ sinh ăn uống, đồ dùng ăn uống không được vệ sinh kĩ càng.

Đã có rất nhiều vụ việc về ngộ độc thức ăn, đau bụng hay tiêu chảy hàng loạt xảy ra tại trường học. Tác hại để lại vô cùng nghiêm trọng. Học sinh bị ngộ độc thực phẩm, có triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt chóng mặt. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình học tập của học sinh trong nhà trường.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “An toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến khi hôn nhân tan vỡ, ai được quyền nuôi con, căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,…  của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trường học có bếp ăn nội trú, bán trú cần có những gì?

+) Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thóng giáo dục quốc dân.
+) Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học bảo đảm theo quy định đối với người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm,

Nguyên tắc phân công, phối hợp quản lý nha fnuowsc về an toàn thực phẩm

Bảo đảm nguyên tắc một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo danh mục quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.
Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý.
Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý.
Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trừ những loại dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ được sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.
Nếu có phát sinh, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Liên bộ giải quyết hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cần thiết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm