An toàn thực phẩm – một trong những vấn đề báo động và đáng lưu tâm nhất trong đời sống thực phẩm ở Việt Nam hằng ngày. Chính vì vậy, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phải được kiểm soát nghiêm ngắt nhằm giúp đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Việt Nam” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm quy định:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.”
Những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Việt Nam
Căn cứ theo Điều 4 của Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định
“Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên.
2. Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.
3. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.
4. Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thoả thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.
6. Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
7. Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
8. Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.”
Hiện nay, trên thế giới mỗi nước sẽ có điều luật, quy định riêng về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, chúng đều được dựa trên 02 tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points)
- HACCP – Phân tích mối nguy và những điểm kiểm soát tới hạn. Là tiêu chuẩn tiếp cận dựa trên xác định rủi ro, và có hệ thống để ngăn ngừa ô nhiễm sinh – hóa học và vật lý của thực phẩm trong môi trường sản xuất , đóng gói và phân phối.
- Khái niệm HACCP được thiết kế để chống lại những mối nguy hiểm đến sức khỏe bằng cách xác định vấn đề an toàn thực phẩm tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra; thay vì kiểm tra các thực phẩm về các mối nguy hiểm sau thực tế. Tiêu chuẩn này đòi hỏi phải kiểm soát chất gây ô nhiễm tại một số các điểm chính trong quy trình sản xuất thực phẩm; tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc vệ sinh trong suốt quá trình sản xuất và phân phối.
Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices)
- GMP là tiêu chuẩn hướng dẫn nhằm đảm bảo chất lượng được quốc tế công nhận để sản xuất sản phẩm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, bổ sung chế độ ăn uống, mỹ phẩm và các thiết bị y tế.
- Các hướng dẫn này đưa ra những nguyên tắc chung mà cơ sở nhà sản xuất phải thực hiện. Nhằm đảm bảo rằng sản phẩm luôn có chất lượng cao trong khâu chế biến, sản xuất, phân phối; đồng thời an toàn cho người sử dụng. Bao gồm kiểm tra sản thực phẩm bắt buộc tại các điểm kiểm soát quan trọng.
Nhưng bên cạnh 2 tiêu chí trên còn có 7 tiêu chí cũng được áp dụng trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm:
Tiêu chuẩn ISO 22000 (Food safety management systems)
Phiên bản mới nhất của ISO 22000 là ISO 22000:2018, được xây dựng dựa trên nền tảng nguyên lý của 2 tiêu chuẩn: HACCP – Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn và ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng, tập trung vào việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên việc đáp ứng và tuân thủ các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý, giúp thực phẩm sản xuất tránh được các rủi ro gây mất an toàn.
Tiêu chuẩn FSSC 22000 (Food Safety System Certification)
Chương trình chứng nhận này được GFSI công nhận và xem là tiêu chuẩn ngang cấp và có thể thay thế cho các tiêu chuẩn thực phẩm đã từng được GFSI công nhận trước đây như BRC, IFS, SQF.
FSSC 22000 cung cấp cho doanh nghiệp trong chuỗi thực phẩm các công cụ, tiêu chí để đánh giá hệ thống nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Áp dụng đúng FSSC 22000 có thể mang đến cho doanh nghiệp cũng như xã hội, người tiêu dùng nhiều lợi ích.
FSSC 22000 được áp dụng cho mọi đối tượng liên quan đến chuỗi thực phẩm từ khâu trồng trọt chăn nuôi đến chế biến, phân phối sản phẩm, thuộc mọi mô hình, từ nhỏ, vừa đến lớn.
Tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium)
Tiêu chuẩn BRC có phần lớn yêu cầu giống HACCP và GMP nhưng được nâng cấp, bổ sung thêm các yêu cầu khác để kiểm soát khía cạnh một cách toàn diện hơn. Doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn BRC với mục đích kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm thực phẩm đạt chuẩn an toàn.
Đối tượng áp dụng BRC bao gồm: các cơ sở sản xuất, công ty, nhà máy thực hiện sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nói chung.
Tiêu chuẩn IFS (International Food Standard)
Tiêu chuẩn IFS đảm bảo rằng các tổ chức đạt chứng nhận có khả năng cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng cũng như pháp luật quốc tế, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp thực phẩm triển khai và đạt được chứng nhận IFS sẽ mang đến nhiều lợi ích, đạt được sự xuất sắc về chất lượng, an toàn thực phẩm và sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời, tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu lãng phí từ việc sản xuất dư thừa, sản xuất lỗi, thu hồi sản phẩm, cũng như giảm thiểu rủi ro có thể gây ảnh hưởng tới an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn SQF (Safe quality food)
SQF bao gồm SQF 1000 và SQF 2000. SQF 1000 được thiết kế cho các nhà sản xuất nguyên liệu (ví dụ nuôi trồng, chế biến thức ăn gia súc…) , trong khi đó SQF 2000 đưa ra các yêu cầu đối với nhà chế biến và phân phối thực phẩm (ví dụ chế biến sữa, thịt…)
Tiêu chuẩn HALAL
Chứng nhận Halal là xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và hội tụ đủ điều kiện trong sản xuất, không chỉ liên quan đến nguyên liệu của sản phẩm mà còn bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.
Theo đó, tiêu chuẩn HALAL trong thực phẩm tức là những sản phẩm đó đã được chứng nhận an toàn, vệ sinh và chất lượng, tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, có thể yên tâm sử dụng. Người Hồi giáo chỉ được sử dụng những sản phẩm được chứng thực HALAL.
Tiêu chuẩn KOSHER
Kosher là thuật ngữ dùng để chỉ các thực phẩm tuân thủ các hướng dẫn chế độ ăn uống được thiết lập theo luật truyền thống của người Do Thái. Tiêu chuẩn Kosher cho phép sử dụng các loại sinh vật nước ngọt và nước mặn với điều kiện là những con vật này có cả vảy và vây.
Tiêu chuẩn Kosher áp dụng 4 điều luật cơ bản:
- Không được trộn sữa với thịt. (Nếu đã ăn thịt thì phải 6 tiếng sau mới được uống sữa và uống sữa trước 30 phút sau đó mới ăn thịt)
- Không được chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa và thịt trên cùng 1 dụng cụ nấu bếp, không được phép nấu hay ăn cùng lúc với nhau, không được dùng chung đĩa.
- Thực phẩm không chứa thành phần thịt hay bơ sữa có thể ăn cùng với các loại thực phẩm khác nhưng quá trình chế biến cũng không được trộn chung với thịt hay bơ sữa và không được sử dụng chung dụng cụ nấu bếp với các sản phẩm thịt hay bơ sữa
- Thịt Kosher phải được mổ thịt và chế biến theo cách đặc biệt của người Do Thái.
Lệ phí xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Biểu mức thu phí, lệ phí (Ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10năm 2013 của Bộ Tài chính):
“Lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Cấp lần đầu (1 lần cấp) 150.000 đồng
Cấp lại (gia hạn) (1 lần cấp) 150.000 đồng” (Điều 10).
Như vậy, lệ phí xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí (Ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10năm 2013 của Bộ Tài chính).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đối tượng nào phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm QĐ 2022
- Quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 2022
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ai cấp
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Việt Nam”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến soạn thảo thông báo về mẫu xin tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh, giấy uỷ quyền xác nhận tình trạng độc thân của chúng tôi, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
03 năm kể từ ngày cấp.
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn
Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Mọi cán bộ, nhân viên của cơ sở phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.