Bảo hiểm nhiều khi là một con đường cứu cánh cho nhiều người khi ở trong các tình huống khó khăn. Bảo hiểm cũng được chia thành bảo hiểm tự nguyện hay bắt buộc, tùy thuộc vào mục đích của nó. Vậy đóng bảo hiểm tự nguyện có được hưởng lương hưu không? Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Như vậy, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện không bị giới hạn về độ tuổi tham gia, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia BHXH tự nguyện.
Theo đó, mức đóng và phương thức đóng được xác định như sau:
– Mức đóng BHXH tự nguyện:
Theo khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn.
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng theo quy định của Nghị định 38/2019 do đó 20 lần mức lương cơ sở là 29.800.000 đồng).
(Từ năm 2022, hộ nghèo khu vực nông thôn có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống).
Do vậy, ở thời điểm hiện tại, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 154.000 đồng/tháng và mức đóng cao nhất là 6.116.000 đồng/tháng.
Phương thức đóng BHXH tự nguyện
Theo Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, hiện nay có 06 phương thức đóng BHXH tự nguyện gồm:
– Đóng hàng tháng;
– Đóng 03 tháng một lần;
– Đóng 06 tháng một lần;
– Đóng 12 tháng một lần;
– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
– Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.
Người đang tham gia có thể thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.
Một số quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người dân khi tham gia bảo hiểm tự nguyện còn có những quyền lợi khác như sau:
Thứ nhất: Bảo hiểm xã hội một lần
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi thuộc một trong các trường hợp sau có thể nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
1/ Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;
2/ Ra nước ngoài để định cư;
3/ Người đang bị mắc một số bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ được xác định theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn.
Thứ hai: Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được xác định theo điều 80 và 81 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
“ Điều 80. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:
a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;
b) Người đang hưởng lương hưu.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 81. Trợ cấp tuất
1. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.”
Thứ ba: Một số quyền lợi kèm theo nếu được giải quyết chế độ hưu trí
+ Người dân có thể được hưởng trợ cấp một lần nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa – 75%. Theo đó, mức trợ cấp một lần được tính căn cứ theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa – 75%. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng ½ mức bình quân tháng lương đóng bảo hiểm xã hội.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được cấp thẻ bảo hiểm xã hội miễn phí khi đang hưởng lương hưu.
Đóng bảo hiểm tự nguyện có được hưởng lương hưu không?
– Về điều kiện hưởng lương hưu:
Căn cứ quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng lương hưu khi đủ điều kiện:
+ Về tuổi đời đối với nam là đủ 60 tuổi, nữ là đủ 55 tuổi (từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ).
+ Có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
– Chế độ hưu trí khi tham gia BHXH tự nguyện
Lương hưu hàng tháng (Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014):
Mức lương = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Mức lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện
Khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, theo Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được nhận lương hưu hàng tháng với số tiền:
Lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ hưởng lương hưu | x | Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH |
Trong đó:
– Tỷ lệ hưởng lương hưu:
Từ năm 2018, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm như sau:
Lao động nam | Nghỉ hưu năm 2018 | 16 năm | Sau đó cứ mỗi năm, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75% |
Nghỉ hưu năm 2019 | 17 năm | ||
Nghỉ hưu năm 2020 | 18 năm | ||
Nghỉ hưu năm 2021 | 19 năm | ||
Nghỉ hưu từ năm 2022 | 20 năm | ||
Lao động nữ | Nghỉ hưu từ năm 2018 | 15 năm |
– Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH:
Bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.
Ngoài lương hưu hàng tháng, nếu người tham gia có thời gian đóng cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì được nhận trợ cấp 1 lần: Cứ mỗi năm đóng cao hơn thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Đồng thời, trong một số trường hợp như đủ điều kiện về tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng mà không tiếp tục đóng; ra nước ngoài định cư hoặc mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng (ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, HIV/AIDS…) thì người tham gia còn được nhận BHXH một lần theo số năm đã đóng:
– Đóng trước năm 2014, mỗi năm được 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH;
– Đóng sau năm 2014, mỗi năm được 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH;
– Đóng chưa đủ 01 năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mức đóng bảo hiểm xã hội công an nhân dân
- Quy định về nơi đóng bảo hiểm xã hội
- Người nghỉ hưu có phải đóng bảo hiểm y tế không?
- Hợp đồng bảo hiểm gốc là gì?
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đóng bảo hiểm tự nguyện có được hưởng lương hưu không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Mức bồi thường thu hồi đất, dò mã số thuế cá nhân, tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân, giá đất đền bù giải tỏa, chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, giá đất bồi thường khi thu hồi đất, quy định tạm ngừng kinh doanh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Đóng hàng tháng.
– Đóng 03 tháng một lần.
– Đóng 06 tháng một lần.
– Đóng 12 tháng một lần.
– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần.
– Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.
– Cơ quan BHXH cấp huyện nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú);
– Điểm thu, đại lý thu BHXH trên địa bàn mình ở.
Bước 1: Nộp hồ sơ cho cơ quan BXHH hoặc đại lý thu.
Bước 2: Đóng tiền.
Số tiền đóng BHXH tự nguyện phụ thuộc vào mức thu nhập đóng BHXH và phương thức đóng mà người lao động chọn.
Bước 3: Đển nhận sổ BHXH.
Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.