Trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay, tranh chấp thương mại là điều khó tránh khỏi. Vậy để giải quyết các tranh chấp đó, chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp như hòa giải, thương lượng, trọng tài, tòa án,…Trọng tài thương mại với là hình thức tối ưu để giải quyết các xung đột thương mại mà các bên không thể tự giải quyết được. Ở các nước trên thế giới, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá phổ biến. Ở Việt Nam cũng dần áp dụng nhiều hơn phương pháp này. Tuy nhiên không phải bất kỳ phán quyết nào cũng công bằng và đúng đắn. Đã có những sai sót xảy ra và khi đó sẽ phải yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thương mại. Vậy Có thể yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thương mại trong thời gian bao lâu? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Luật Trọng tài thương mại 2010 số 54/2010/QH12 ban hành bởi Quốc hội
Phán quyết của trọng tài thương mại là gì?
Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài về việc giải quyết toàn bộ nội dung của vụ việc tranh chấp. Phán quyết là chung thẩm và sẽ chấm dứt tố tụng trọng tài.
Luật trọng tài thương mại quy định cụ thể vấn đề thi hành phán quyết của Trọng tài.
Phán quyết của trọng tài thương mại có phải là quyết định cuối cùng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Căn cứ Khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định nội dung, hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài như sau:
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Căn cứ Khoản 4 Điều 71 Luật này quy định về Toà án xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài như sau:
4. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của Luật này và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
Quyết định trọng tài là phán quyết cuối cùng, được đảm bảo thi hành theo quy định của Luật thi hành án dân sự và Toà án chỉ có thẩm quyền xem xét về hình thức của phán quyết để vô hiệu quyết định trọng tài chứ không thể xem xét nội dung.
Có thể yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thương mại trong thời gian bao lâu?
Tại Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Như vậy, theo quy định như trên, bạn có quyền yêu cầu tòa án huỷ phán quyết trọng tài trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài.
Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài có những nội dung gì?
Theo Điều 70 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài như sau:
1. Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;
c) Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
b) Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
Theo đó, đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu và có các giấy tờ như trên.
Thủ tục yêu cầu Tòa án hủy phán quyết của trọng tài thương mại
30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết, nếu 1 bên có có yêu cầu phải làm đơn yêu cầu gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
Toà án thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
07 ngày kể từ ngày thụ lý, Chánh án sẽ chỉ định một Hội đồng xem xét đơn gồm ba Thẩm phán.
30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn phải mở phiên họp.
Việc thảo luận và ra phán quyết thực hiện theo đa số. Phán quyết của Tòa án có giá trị chung thẩm.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài và VKSND cùng cấp.
Nếu Tòa án ra quyết định hủy, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có thể yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thương mại trong thời gian bao lâu?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại là gì?
- Nhượng quyền thương mại lại cho bên thứ ba có được hay không
- Chia tài sản khi ly hôn theo quy định năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Khác với trọng tài thương mại trong nước thì trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài.
Phán quyết của trọng tài quốc tế là quyết định cuối cùng của trọng tài về vấn đề mâu thuẫn được đưa ra giải quyết căn cứ vào các quy định phù hợp.
Đơn yêu cầu hủy phán quyết của trọng tài đảm bảo các nội dung theo quy định:
Bản sao phán quyết trọng tài và thỏa thuận trọng tài được chứng thực.
Tài liệu, chứng cứ phù hợp.
Các loại giấy tờ gửi kèm theo đơn bằng ngoại ngữ phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực
Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.”
Tranh chấp đã được giải quyết sẽ không được xem xét lại bởi bất kỳ một cấp hoặc cơ quan xét xử nào khác (trừ trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật).
Khi hộị đồng trọng tài đã ra phán quyết trọng tài thì các bên không thể tiếp tục thưa kiện lên Tòa án. Trừ trường hợp có một bên gửi đơn yêu cầu Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài và Tòa án hủy phán quyết của Tòa án.