Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được tiến hành theo quy định của Luật Đấu thầu. Tùy vào gói thầu sẽ có cơ quan tổ chức thẩm định khác nhau. Vậy tổ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những ai? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ mang đến những thông tin liên quan đến vấn đề này. Hãy tham khảo bài viết nhé!
Căn cứ pháp lý
Tổ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những ai?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 37 Luật Đấu thầu 2013 quy định thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
“1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này;
b) Tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.”
Theo đó, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu và trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Tùy vào gói thầu mà sẽ lựa chọn tổ chức thẩm định kế hoạch nhà thầu.
Thẩm quyền thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc cơ quan nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về trách nhiệm của đơn vị thẩm định như sau:
“1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
…
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư, trừ các gói thầu quy định tại Khoản 3 Điều này;
…
3. Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua thuốc, vật tư y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền.
4. Cơ quan, tổ chức được Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; người đứng đầu doanh nghiệp giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung sau đây:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; người đứng đầu doanh nghiệp;
…
5. Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Bộ phận giúp việc liên quan chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
…”
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Cơ quan, tổ chức được Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; người đứng đầu doanh nghiệp giao nhiệm vụ, Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính cấp huyện, Bộ phận giúp việc liên quan chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là những cơ quan có thẩm quyền thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Tuy nhiên, đối với từng cơ quan sẽ có thẩm quyền thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng dự án khác nhau.
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đánh giá, kiểm tra những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT quy định:
“3. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan về các nội dung sau đây:
a) Việc phân chia dự án thành các gói thầu:
Việc phân chia dự án thành các gói thầu căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án và sự hợp lý về quy mô gói thầu.
b) Căn cứ pháp lý để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Về cơ sở pháp lý của việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và những lưu ý cần thiết (nếu có).
c) Nội dung văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này và về sự tuân thủ hoặc phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu, của pháp luật khác có liên quan cũng như yêu cầu của dự án và những lưu ý cần thiết khác (nếu có) đối với phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này;
Về sự phù hợp của tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có) so với tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt.
d) Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu:
Trường hợp cần có nội dung giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu thì đề xuất người có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này để tham gia giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu.”
Mời bạn xem thêm
- Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu
- Các bên trong hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có quyền và nghĩa vụ gì?
- Các loại hợp đồng với nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của LSX về vấn đề “Tổ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những ai?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; giải thể công ty; tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân, cách tra số mã số thuế cá nhân; tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn Xây dựng một công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình, người dự thầu công bố giá mà mình muốn nhận, người gọi thầu qua so sánh để lựa chọn nhà thầu có lợi nhạt cho mình theo các điều kiện do mình đưa ra,
Đấu thầu là phương thức được áp dụng nhằm tuyển chọn tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và lựa chọn đối tác để thực hiện dự án hoặc từng phần dự án. Tham gia đấu thầu gồm có:
– Bên mời thầu (bên gọi thầu) là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tự được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu;
– Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Riêng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân, Cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự gọi là đấu thầu trong nước. Cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong nước và nước ngoài tham dự gọi là đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế là hình thức tương đối phổ biến được thực hiện ở các nước đang phát triển, do thiếu khả năng, kĩ thuật để tự đảm nhận xây dựng các công trình cơ bản lớn. Cuộc đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện pháp luật quy định.
Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.