Khi đi làm, mọi người đều phải tuân thủ các quy định do cơ quan, tổ chức đó đặt ra, những quy định đó cũng phải phù hợp và đúng với pháp luật. Một trong những vấn đề hay gặp tại các đơn vị lao động đó là vấn đề tự ý nghỉ việc. Vậy Tự ý nghỉ việc không xin phép có bị xử lý không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Người lao động nghỉ việc như thế nào thì được coi là tự ý nghỉ việc?
Trường hợp 1: Người lao động tự ý nghỉ nhằm mục đích đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt hẳn quan hệ lao động. Khi phát sinh quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động cùng kí kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với nhau, theo đó, nội dung của hợp đồng đề cập đến công việc và thỏa thuận, cam kết giữa các bên. Căn cứ theo Bộ luật lao động 2019 tại Điều 35, pháp luật quy định cụ thể về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động như sau:
– Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngay mà không cần báo trước trong các trường hợp sau:
+ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận
+ Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn
+ Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động
+ Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc
+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ
+ Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
+ Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
– Ngoài các trường hợp nêu trên, người lao động vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải đảm bảo thời hạn báo trước như sau:
+ Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
+ Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
+ Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Từ những điều kiện trên, có thể thấy người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu đáp ứng đủ điều kiện về mặt nội dung lí do nghỉ việc nếu chấm dứt ngay và không vi phạm về thời hạn báo trước đối với các trường hợp phải báo trước. Như vậy, có thể hiểu, khi người lao động đang tham gia trong quan hệ lao động mà tự ý nghỉ việc mà không đảm bảo những điều kiện trên thì đặt ra vấn đề ở đây là người lao động đang đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và đương nhiên người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi này của mình.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động sẽ không được đảm bảo quyền lợi như đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp, cụ thể là tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019:
– Người lao động khi nghỉ việc sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc từ phía người sử dụng lao động, thậm chí còn phải bồi thường số tiền tương đương với nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động đã giao kết;
– Nếu không đảm bảo thời hạn báo trước thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường một số tiền tương ứng với tiền lương, tiền công của người đó trong những ngày nghỉ không báo trước;
– Ngoài ra, nếu trong quá trình làm việc, người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ cho đi đào tạo và cung cấp chi phí cho thời gian theo học đào tạo thì khi nghỉ việc trái pháp luật, người lao động còn phải hoàn trả lại khoản chi phí đào tạo hợp lí cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động 2019.
Có một vấn đề cần lưu ý, phát sinh trong quá trình làm việc của người lao động và từ hợp đồng lao động đã giao kết, đối với những công việc mà khi người lao động nghỉ việc phải bàn giao lại công việc để đảm bảo tiến độ công việc, pháp luật Việt Nam không quy định bắt buộc khi nghỉ việc người lao động phải bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã kí kết ban đầu, người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về trách nhiệm phải bàn giao công việc của người lao động và phương án xử lí khi người lao động nghỉ việc mà vi phạm điều khoản này.
Trường hợp 2: Người lao động tự ý nghỉ việc trong thời gian ngắn và vẫn tiếp tục làm việc tại công ty chứ không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Đối với trường hợp này, căn cứ theo Khoản 4 Điều 125 Bộ luật lao động 2019, người lao động tự ý bỏ việc không đưa ra lí do chính đáng mà tổng thời gian nghỉ việc quá 05 ngày cộng dồn trong vòng 30 ngày hoặc trong vòng 365 ngày mà người lao động nghỉ quá 20 ngày cộng dồn, không cần liên tục thì người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức kỉ luật sa thải theo quy định tại Điều này. Việc áp dụng hình thức kỉ luật sa thải của người sử dụng lao động đối với người lao động không phải thực hiện bừa bãi theo ý chí chủ quan của phía người sử dụng lao động mà phải đảm bảo được thực hiện theo đúng với trình tự, thủ tục pháp luật đã quy định, đối với cá nhân ra quyết định kỉ luật sa thải cũng phải là cá nhân có thẩm quyền, nếu người sử dụng lao động không tuân thủ đúng quy định của pháp luật khi áp dụng hình thức này thì được coi là vi phạm pháp luật.
Hậu quả của hành vi tự ý nghỉ việc của người lao động
Từ những căn cứ trên, dù người lao động tự ý nghỉ việc thuộc một trong hai trường hợp trên đều được coi là tự ý nghỉ việc trái pháp luật, khi đó người lao động phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Hậu quả pháp lí của vấn đề này không hề đơn giản, nếu người lao động không hiểu rõ và không tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong quan hệ lao động đã giao kết thì sẽ tự gây thiệt hại, bất lợi cho bản thân. Không những người lao động tham gia quan hệ lao động có đóng bảo hiểm xã hội, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tự ý nghỉ việc trái pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật đã nêu trên, người lao động còn không được hỗ trợ khoản chi phí trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Do vậy dù do bất cứ lí do nào, hoàn cảnh nào, người lao động luôn cần hiểu rõ quy định của pháp luật và điều lệ của của công ty, người sử dụng lao động để có thể tránh bất lợi cho bản thân một cách tốt nhất và tự bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Người sử dụng lao động cũng cần nắm rõ những quy định này để có hướng xử lí phù hợp nhất cho quyền lợi của cả hai bên.
Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề người lao động tự ý nghỉ việc và trách nhiệm của người lao động khi có hành vi này. Luật Dương Gia rất mong có thể đem lại những thông tin thiết thực nhất để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.
Người lao động nghỉ làm có cần xin phép người sử dụng?
Bên cạnh việc tuân thủ chế độ làm việc của doanh nghiệp, người lao động cũng được bố trí thời gian nghỉ phù hợp để nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ Tết, nghỉ hằng năm và nghỉ việc riêng, nghỉ không lương.
Trong đó, căn cứ Điều 111, Điều 112, Điều 113 và Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, việc nghỉ của người lao động trong từng trường hợp được quy định như sau:
– Nghỉ hằng tuần: Ít nhất 01 ngày/tuần, theo lịch mà doanh nghiệp bố trí.
– Nghỉ lễ, Tết: Theo các ngày lễ, Tết được Bộ luật Lao động quy định.
+ Tết Dương lịch: Nghỉ 01 ngày.
+ Tết Âm lịch: Nghỉ 05 ngày.
+ Ngày Chiến thắng: Nghỉ 01 ngày.
+ Ngày Quốc tế lao động: Nghỉ 01 ngày.
+ Quốc khánh: Nghỉ 02 ngày.
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Nghỉ 01 ngày.
– Nghỉ hằng năm: Tùy từng trường hợp, người lao động được nghỉ từ 12 – 16 ngày. Cứ làm việc đủ 05 năm cho người sử dụng lao động thì được nghỉ thêm 01 ngày.
– Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:
+ Khi người lao động kết hôn, người thân của người lao động kết hôn hoặc bị chết thì người lao động được nghỉ từ 01 – 03 ngày và phải thông báo cho người sử dụng lao động.
+ Nghỉ vì các lý do khác: Phải thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Như vậy, có thể thấy, người lao động khi nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, Tết hoặc nghỉ vì lý do kết hôn hoặc có người thân kết hôn, chết thì không cần phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Còn các lý do khác thì phải thỏa thuận với người sử dụng lao động. Hay nói cách khác, nếu nghỉ làm vì lý do cá nhân thông thường, người lao động phải xin phép và có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Tự ý nghỉ việc không xin phép có bị xử lý không?
Như đã phân tích, tùy từng trường hợp nghỉ mà người lao động có thể phải xin phép người sử dụng lao động. Nếu thuộc trường hợp phải xin phép nhưng lại tự ý nghỉ làm, người lao động có thể bị coi là vi phạm kỷ luật lao động và bị xử lý kỷ luật tương ứng theo nội quy lao động.
Nặng nhất, người lao động tự ý nghỉ không phép còn có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải nếu thuộc trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019:
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Theo đó, nếu không có lý do chính đáng mà nghỉ việc từ 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày thì người lao động có thể phải đối mặt với việc bị sa thải.
Thậm chí, người sử dụng lao động còn có thể đuổi việc ngay và luôn đối với người lao động tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019.
Như vậy, nếu tự ý nghỉ nhiều ngày mà không xin phép, người lao động hoàn toàn có thể bị sa thải hoặc bị đuổi việc.
Còn nếu chưa đến mức bị sa thải hoặc đuổi việc mà doanh nghiệp lại áp dụng đối với người lao động thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Lúc này, người lao động có thể khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc trực tiếp khởi kiện đến Tòa án cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nghỉ việc khi chưa hết hợp đồng
- Chế độ nghỉ việc chờ hưu
- Nghỉ việc và thôi việc khác nhau như thế nào?
- Nghỉ việc bao lâu thì lấy được tiền bảo hiểm xã hội?
- Nghỉ việc khi không ký hợp đồng
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tự ý nghỉ việc không xin phép”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, đăng ký giấy phép kinh doanh, đăng ký thành lập công ty, đăng ký giấy phép sàn thương mại điện tử,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019 thì các nghĩa vụ bồi thường bao gồm:
– Bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương;
– Bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày thông báo trước;
Ngoài ra, khi tự ý nghỉ việc, người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc, còn có thể phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại trong nước, ngoài nước từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Căn cứ Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019, đơn vị sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng.
Trong Bộ luật Lao động năm 2019 không đề cập gì đến nghĩa vụ phải thông báo trước từ người lao động khi sắp hết thời hạn hợp đồng, do đó người lao động trong trường hợp không nhận được thông báo từ phía đơn vị sử dụng lao động hoặc có nhận được thông báo nhưng hai bên không tiếp tục ký mới hợp đồng lao động thì đến ngày hết thời hạn của hợp đồng, người lao động có thể tự ý nghỉ việc.
ự ý nghỉ việc sẽ phát sinh vấn đề người lao động phải bồi thường một số khoản tiền theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, người lao động sẽ phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước và chi phí đào tạo nghề nghiệp (nếu có).
Do đó, với khoản tiền lương chưa được thanh toán đến người lao động, đơn vị sử dụng lao động sau khi trừ đi hết các khoản tiền trên, nếu như còn thiếu người lao động sẽ phải nộp thêm, nếu như thừa thì người lao động sẽ được nhận lại số dư đó. Lưu ý là nội quy lao động tại từng đơn vị sử dụng lao động có thể khác nhau, về vấn đề bồi thường khi tự ý nghỉ việc của người lao động tại từng nơi cũng sẽ có những điểm khác nhau.