So với giấy chứng minh nhân dân căn cước công dân có những điểm khác biệt cơ bản và đặc thù, ví như căn cước công dân là một loại giấy tờ nhân thân phải được đổi theo từng độ tuổi nhất định mà pháp luật quy định, thì thẻ mới có hiệu lực pháp lý. Pháp luật quy định có 3 mốc tuổi phải làm thẻ căn cước công dân. Vậy đó là cột mốc tuổi nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu và tham khảo thông qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Căn cứ pháp lý:
Đối tượng của căn cước công dân bao gồm những ai?
Đối tượng của căn cước công dân mặc định là công dân Việt Nam. Được quy định chi tiết, minh thị tại Điều 19 Luật căn cước công dân năm 2014 như dưới đây:
“Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.”
3 mốc tuổi phải làm căn cước công dân
Ba mốc tuổi phải làm căn cước công dân trên thực tế, phải hiểu đúng là 3 mốc tuổi mà căn cước của công dân hết hạn phải đổi, cấp lại thẻ mới. Điều này được quy định chi tiết tại các điều khoản trong Luật Căn cước công dân năm 2014 sau đây:
“Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.”
Với quy định trên có thể hiểu rằng, nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…
Những người đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi. Với quy định tại khoản 2 Điều 21 như trên: trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Còn lại đối với những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.
Mục đích của việc quy định độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi với lý do là khi đến các độ tuổi nói trên con người do nhiều yếu tố tác động có thể dẫn đến những thay đổi về các đặc điểm nhận dạng về hình dáng và gương mặt mà cần phải được ghi nhận, bổ sung để thẻ Căn cước công dân đảm bảo chính xác.
Cơ quan nào có thẩm quyền làm căn cước công dân
Căn cứ pháp lý dựa theo Điều 26 và Điều 27 Luật Căn cước công dân năm 2014, thì những cá nhân, cơ quan tổ chức sau sẽ có thẩm quyền làm và cấp Căn cước công dân cho công dân nước mình:
“Điều 26. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Điều 27. Thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.”
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
Như đã nói, Căn cước công dân ngoài là giấy tờ tùy thân của mỗi công dân Việt Nam thì còn có các giá trị pháp lý và vai trò quan trọng trong công tác quản lý như sau. Được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014
“Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.”
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.”
Có thể bạn quan tâm
- Làm CCCD cho người tạm trú cần giấy tờ gì năm 2022?
- Hướng dẫn thủ tục sửa sai thông tin trên căn cước công dân
- Theo quy định trích lục kết hôn có thời hạn bao lâu năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Những mốc tuổi phải làm căn cước công dân theo QĐ 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đổi tên căn cước công dân, bảo hộ logo thương hiệu, Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh, đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, đổi tên cho con trên giấy khai sinh theo các độ tuổi, khai sinh cho con không có bố… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để được làm Căn cước công dân tại nơi tạm trú, người dân có thể đến các điểm tiếp nhận hồ sơ tại Công an quận, huyện hoặc các điểm cấp CCCD lưu động tại nơi tạm trú để được làm thủ tục cấp thẻ.
Về nguyên tắc, công dân đã được cấp Căn cước công dân gắn chip mới thì thẻ này có giá trị hiệu lực; Chứng minh nhân dân cũ hết hiệu lực. Do đó, nhằm tránh gặp vướng mắc, rủi ro pháp lý về sau thì mọi người nên sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip. Không nên cùng lúc sử dụng đồng thời Chứng minh nhân dân cũ và Căn cước công dân mới.
Bên cạnh đó một số thông tin nhân thân liên quan đến chứng minh thư cũ bạn cũng phải đổi sang thẻ căn cước mới. Ví dụ như tài khoản ngân hàng, bạn nên làm thủ tục cập nhật số căn cước mới.
Số của thẻ căn cước công dân chính số định danh cá nhân. Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 06 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Cụ thể, Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh,
01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân
02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;
06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.