Xin chào Luật sư. Tôi là Hương, tôi mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh nên chưa nắm rõ các quy định pháp luật xoay quanh vấn đề này. Tôi có một người quen ở Trung Quốc và muốn nhập hàng từ họ về để kinh doanh. Vậy tôi cần phải có hóa đơn không? Hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ là gì? Hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ gồm những loại nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn.
Tại bài viết dưới đây, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ là gì?”. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ là gì?
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là một loại giấy tờ, chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.
Hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc đó là tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước xuất khẩu hàng hóa đó, ngoài ra cũng phải và tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
Khi lập hóa đơn phải có các nội dung sau:
- Tên loại hóa đơn;
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn;
- Tên liên hóa đơn;
- Số thứ tự hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
- Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ;
- Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn;
- Tên tổ chức nhận in hóa đơn.
Lưu ý: Một số trường hợp ngoại lệ không cần đầy đủ các nội dung trên.
Hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ gồm những loại nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay các loại hóa đơn khi kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ gồm:
Hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng là là loại hóa đơn mà các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nước, hoạt động vận tải trong và ngoài nước, xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan thực hiện việc kê khai về tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Hóa đơn bán hàng
Hóa đơn bán hàng là loại hóa đơn mà các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nước, xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan hàng hóa hoặc dịch vụ, kinh doanh hàng hóa trong khu phi thuế quan thực hiện kê khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Một số loại hóa đơn khác như: tem phiếu thu tiền, thẻ, các loại vé, phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu phí,….
Đối tượng nào bị xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ?
Các đối tương bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bao gồm:
– Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
– Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
Các tổ chức nêu trên bao gồm:
(1) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên;
(2) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
(3) Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào không cần hóa đơn đầu vào?
Căn cứ vào Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 18/06/2014: hai trường hợp sau chủ thể kinh doanh không cần có hóa đơn đầu vào để kê khai thuế:
Thứ nhất, các hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm sản phẩm không cần hóa đơn đầu vào
- Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
- Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Thứ hai, khi mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị đơn hàng nhỏ hơn 200.000 đồng
Khi chủ thể kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ từ đơn vị khác có giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng thì không cần có hóa đơn đầu vào.
*Lưu ý: Đối với chủ thể kinh doanh phát sinh kinh tế không nhiều tuy nhiên dù là nghiệp vụ cần lấy hóa đơn hay không thì vẫn cần chứng minh được nguồn gốc của nghiệp vụ mua hàng đó là đúng với thực tế. Trong trường hợp chủ thể kinh doanh bị kiểm tra và không giải trình được số liệu kinh doanh và không có hóa đơn đầu vào hay giấy tờ giải trình vẫn sẽ bị phạt theo quy định.
Theo Điều 18 Thông tư 39/2014/TT – BTC như sau:
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Trường hợp giá trị trên 200.000 đồng thì bắt buộc phải có hóa đơn để chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Nếu bạn có hóa đơn bán lẻ theo nội dung nêu trên thì đây là giấy tờ hợp pháp chứng minh nguồn gốc hàng hóa.
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn
Căn cứ Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
- Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
- Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
- Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;
- Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
- Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1 Điều này;
- Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;
- Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5 Điều này khi người mua có yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục đăng ký kinh doanh chi nhánh nhanh chóng năm 2022
- Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động phải làm thủ tục không?
- Cách xuất hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp là gì?”.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ giải thể công ty, tư vấn về hồ sơ giải thể công ty, thủ tục tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể, giải thể doanh nghiệp, tìm hiểu về mẫu văn bản tạm ngừng kinh doanh, công văn tạm ngừng kinh doanh, thủ tục đơn phương ly hôn nhanh chóng, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp hay muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà,… Quý khách hãy liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
“Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” được xác định là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của HH bao gồm thông tin được thể hiện trên:
Nhãn, bao bì, tài liệu kèm theo hàng hóa;
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan;
Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp bạn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP như sau:
a, Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
b, Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
c, Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
d, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
e, Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
Khi mua hóa đơn bán hàng từ cơ quan thuế, hộ kinh doanh sẽ được mua số lượng hóa đơn theo quy định. Cụ thể:
– Khi đăng ký mua hóa đơn lần đầu: được mua tối đa 01 quyền với 50 số hóa đơn. Nếu chưa hết tháng nhưng hộ kinh doanh đã dùng hết số hóa đơn đã mua thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào thời gian và số lượng hóa đơn đã dùng hết để bán tiếp.
– Từ lần thứ 2 trở đi: căn cứ vào số lượng hóa đơn hộ kinh doanh đã sử dụng trong tháng trước đó và nhu cầu đăng ký của hộ kinh doanh, cơ quan thuế sẽ quyết định số hóa đơn bán ra. Tuy nhiên, số hóa đơn bán lần tiếp theo sẽ không được lớn hơn số hóa đơn đã bán vào tháng trước đó.